Tại sao phải cắt bỏ vòi trứng vì thai ngoài tử cung?
Khi nào phải tiến hành cắt vòi trứng vì thai ngoài tử cung?
Thông thường, cắt bỏ vòi trứng được tiến hành khi một người phụ nữ có thai ngoài tử cung. Bởi đây là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, là tình trạng phôi thai không phát triển trong tử cung, mà làm tổ bên ngoài tử cung. Nguyên nhân hàng đầu khiến phụ mang thai ngoài tử cung là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc do nạo phá thai…
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải cắt vòi trứng khi có thai ngoài tử cung, vì việc này còn phải tùy theo thời gian phát hiện bệnh của mỗi người. Khi phôi thai còn nhỏ và chưa ăn sâu thì các bác sĩ sẽ tiêm thuốc làm teo thai và không phải cắt buồng trứng, sẽ không ảnh hưởng gì nhiều tới khả năng sinh sản. Nhưng nếu phát hiện khi phôi thai đã lớn thì chắc chắn phải cắt bỏ 1 bên buồng trứng bị thai ngoài để bảo toàn tính mạng cho người mẹ. Nếu không cắt bỏ thì thai ngoài tử cung càng lớn sẽ bị vỡ, máu chảy vào ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Cơ hội mang thai sau khi cắt vòi trứng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi phải cắt bỏ vòi trứng do mang thai ngoài tử cung thì người mẹ vẫn có cơ hội mang thai lần sau. Bởi trên lý thuyết, trong cơ thể phụ nữ có 2 buồng trứng và hoạt động độc lập, nên nếu chỉ cắt bỏ 1 buồng trứng thì buồng trứng còn lại vẫn có khả năng mang thai như bình thường.
Do đó, các chị em chị vẫn có thể mang thai tự nhiên khi một bên bị cắt vòi trứng nếu vòi trứng còn lại thông thoáng, hoạt động bình thường. Mỗi tháng, trứng sẽ rụng từ 2 bên buồng trứng luân phiên nhau. Nên khi cắt 1 bên buồng trứng tỷ lệ mang thai bị giảm đi 50% so với những phụ nữ bình thường khác.
Tuy nhiên, các chị em cũng đừng quá lo lắng quá. Vì trên thực tế đã có rất nhiều người có thai một cách tự nhiên ngay trong năm đầu sau phẫu thuật cắt bỏ một bên vòi trứng. Chỉ cần giữ tâm trạng thoải mái, kiểm soát cân nặng hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, duy trì lối sống khỏe mạnh sẽ sớm giúp chị em mang thai nhanh. Đây cũng chính là bí quyết cực kỳ hữu ích cho các mẹ vừa trải qua ca mổ cắt vòi trứng.
Có một số trường hợp hy hữu khi mang thai ngoài tử cung các chị em cần phải loại bỏ cả hai bên vòi trứng thì mới đảm bảo được tính mạng, lúc này những phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được áp dụng. Với cách này, không cần tinh trùng và trứng phải gặp nhau ở vòi trứng, người phụ nữ vẫn mang thai bình thường. Nhưng trong trường hợp này, các chị em phải kiên trì và bình tĩnh, vì không phải ca thụ tinh trong ống nghiệm nào cũng thành công ngay từ lần đầu tiên.
Nói tóm lại với sự phát triển của nền y học hiện nay, những khiếm khuyết hay “tai nạn” bất ngờ xảy ra với hệ thống sinh sản của người phụ nữ không còn là vấn đề đáng lo ngại, gây tuyệt vọng như trước đây. Chỉ cần tài chính vững vàng, cơ hội được mang thai, được làm mẹ vẫn rộng mở cho tất cả phụ nữ, kể cả những người đã bị cắt cả hai vòi trứng.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.