Tại sao bà bầu xì hơi nhiều và nặng mùi?
Xì hơi không kiểm soát là nỗi khổ tâm của nhiều bà bầu, nhất là khi đến những nơi đông người. Nó có thể bắt đầu ở mọi lúc mọi nơi, ngay cả trong thời gian làm việc hay ngồi tán gẫu với bạn bè hoặc khi đang ngon giấc bên cạnh người chồng... Dù không mong muốn gặp phải, nhưng vấn đề khá tế nhị này hầu hết các chị em mang thai đều phải trải qua.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu xì hơi nhiều và nặng mùi
Bà bầu xì hơi nhiều và nặng mùi trong quá trình mang thai chủ yếu do 2 nguyên nhân chính gây ra. Một là trong giai đoạn mang thai, phần lớn các hoạt động của mẹ bầu đều có nhiều thay đổi, nhất là hệ tiêu hóa. Trong cơ thể mẹ bầu hàm lượng progesterone tăng lên đáng kể trong dạ dày và ruột khiến cho nhu động dạ dày bị yếu đi. Lúc này, hệ tiêu hóa sẽ không tiêu hóa thức ăn nhanh như lúc bình thường mà sẽ được giữ lại bên trong dạ dày lâu hơn.
Khi thức ăn nằm lâu ở trong dạ dày thì lượng vi khuẩn có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn sẽ xuất hiện càng nhiều và sinh ra hơi khí. Lượng hơi khí này sẽ thoát ra ngoài bằng cách cách mẹ sẽ xì hơi. Chính vì vậy, khi hệ tiêu hóa càng hoạt động chậm thì đồng nghĩa với việc khí hơi sinh ra càng nhiều, khiến mẹ bầu xì hơi có mùi khó chịu và mất kiểm soát.
Hai là, khi mang thai vị trí của dạ dày và ruột cũng ít nhiều bị thay đổi, nhất là khi tuổi thai càng lớn, tử cung càng mở rộng thì càng có sự thay đổi nhiều hơn. Sự thay đổi này khiến cho cho bà bầu luôn có cảm giác đầy hơi, chướng khí, khiến cho tình trạng xì hơi nhiều khi mang thai gia tăng.
Làm sao để hạn chế xì hơi nhiều khi mang thai?
Vì xì hơi mất kiểm soát mang lại rất nhiều bất tiện nên bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn tìm ra cách khắc phục tốt nhất để hạn chế tình trạng này. Nhưng để kiểm soát tình trạng này sẽ vô cùng khó khăn với bà bầu nếu như không biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống cho khoa học.
Vì vậy, để giảm tần suất xì hơi xuống, mẹ cần phải chia nhỏ bữa ăn, để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Như vậy, thức ăn sẽ không bị giữ lâu trong dạ dày, tránh được việc tích hơi khí. Bên cạnh đó, khi ăn mẹ bầu cần cố gắng nhai chậm và kỹ, để thức ăn có thể tiêu hóa được dễ dàng hơn.
Mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa đường ruột, có lợi cho nhu động ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhanh hơn. Uống thật nhiều nước, ăn nhiều loại hoa quả và rau xanh tốt cho nhuận tràng, khắc phục luôn cả việc táo bón.
Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng của mình, mẹ bầu cần tránh xa những loại thức ăn và đồ uống gây đầy hơi như: súp lơ, bắp cải, hành tây, nước uống có gas... hạn chế ăn nhiều vào buổi tối. Vì dạ dày và đường ruột hoạt động khá yếu vào buổi tối và đêm khuya. Khi ăn nhiều, đặc biệt là ăn các món ăn chứa nhiều dinh dưỡng sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, gây ra hiện tượng đầy bụng chướng khí.
Để giảm được tình trạng xì hơn, hàng ngày mẹ bầu cũng hãy vận động nhẹ nhàng và thường xuyên để cơ thể không bị thụ động. Sau mỗi giờ ăn, các mẹ bầu nên dành một khoảng thời gian để đi dạo, giúp kích thích nhu động đường ruột làm giảm tình trạng xì hơi.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.