Tai họa từ thói quen cứ đau ốm là lên mạng hỏi “bác sỹ” Google
Con ốm là tự ý mua thuốc chữa
“Các mẹ ơi, con em bị sốt cao, ho từ hôm qua. Nên cho con uống thuốc gì để mau khỏi?”, “Con em bị rôm sảy, nhờ các mẹ bày cách điều trị…”.
“Hiện tại con mình đã dùng hết đợt kháng sinh Zinnat và kháng viêm rồi nhưng chưa đỡ, giờ lại chuyển sang Augumentin 500mg, ngày 2 gói. Mình đang phân vân xem bác sỹ kê thuốc như vậy có quá nặng hay không? Có mẹ nào có con bị như vậy và dùng thuốc này chưa, xin chia sẻ kinh nghiệm với mình với”…
Cứ lên mạng sẽ thấy nhan nhản những topic hỏi cách chữa bệnh cho con như thế của các mẹ bỉm sữa thời 4.0. Chỉ một câu hỏi đưa ra, cả trăm câu trả lời đổ về. Nào tây, ta đủ cả, không ít mẹ còn nhiệt tình chia sẻ lại đơn thuốc mình đã dùng cho con.
Theo lý giải của các mẹ thì lên Google hỏi cách chữa bệnh cho con vừa nhanh lại không phải chịu cảnh khám bệnh nóng bức, đông đúc. Internet được coi là trợ thủ đắc lực trong việc, nuôi dạy con cái cũng như chăm sóc các thành viên trong gia đình.
Bất cứ ai có vấn đề về sức khỏe, chỉ cần một cú click chuột hỏi trên Google hay Facebook là ra cả tá kinh nghiệm chăm sóc, thậm chí là có cả đơn thuốc để chữa bệnh.
Tiện thì có tiện thế nhưng không ít trường hợp đã phải trả giá cho thói quen tự ý sử dụng thuốc mỗi khi bị ốm.
Điển hình là trường hợp bé trai 2 tuổi hỏng gan, nguy kịch vì ngộ độc thuốc hạ sốt mới đây.
Theo thông tin từ bệnh nhi T.V.D (27 tháng tuổi, trú tại thị trấn Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) có dấu hiệu ngộ độc Paracetamol do sử dụng quá liều.
Qua tìm hiểu người nhà cho biết 4 ngày nay bé sốt cao từng cơn, ho khò khè nên cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol 500mg x 4 viên/ngày bé đã uống 4 ngày.
Ths.Bs Phan Hồng Sáng – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc - Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết cách đây 1 năm cũng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 3 tuổi tử vong do ngộ độc paracetamol. Những vụ việc này là lời cảnh báo cho thói quen tự ý sử dụng thuốc của người dân.
“Chính vì tính nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng của việc bị ngộ độc thuốc, chúng tôi đặc biệt khuyến cáo các phụ huynh khi con sốt, ho cần phải được đi khám bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo đơn, đúng liều lượng và đúng hướng dẫn, không được tự ý dùng thuốc.
Với các bà mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị, vì có một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ khi bú sữa mẹ. Để thuốc ngoài tầm thấy, tầm với của trẻ, tốt nhất là nên cất giữ thuốc trong tủ có khóa an toàn”, ThS.BS Hồng Sáng nhấn mạnh.
Mối họa ngộ độc thuốc, sốc phản vệ
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai), việc phụ huynh tham khảo thông tin chăm sóc sức khỏe của con trên mạng là điều đáng hoan nghênh.
Thế nhưng điều đáng nói là đâu là thông tin chính thống, đâu là thông tin lỗi thời, không chính xác thì chỉ có người được đào tạo chuyên sâu về y học mới biết được. Hơn nữa, không phải thông tin y học nào trên mạng cũng chính xác, nhất là trong trường hợp các trang mạng copy, chính sửa bài viết của nhau rồi đăng tải.
"Rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám chữa đều nói với tôi là “Em thấy trên mạng nói/ khuyên là...”.
Nghiêm trọng nhất là việc các bà mẹ áp dụng đơn thuốc của con một bà mẹ khác cho con mình, mách nhau sử dụng thuốc nọ kia hoặc tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh về cho con uống...
Các mẹ hoàn toàn có thể tham khảo thông tin trên mạng mỗi khi bị ốm nhưng uống thuốc thế nào thì cần phải hỏi ý kiến thầy thuốc, bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà hại con”, TS. Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo.
Tự ý sử dụng thuốc không chỉ gây ra ngộ độc mà còn có thể khiến bệnh nhân bị dị ứng thuốc, nguy hiểm nhất là rơi vào tình trạng sốc phản vệ, tử vong nhanh chóng nếu không được cứu chữa kịp thời.
Các nguyên nhân gây ngộ độc thuốc:
- Do người nhà tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Một số phụ huynh vì muốn trẻ nhanh khỏi bệnh đã tự ý tăng liều thuốc cho trẻ.
- Cha mẹ sử dụng đơn thuốc của trẻ khác để mua thuốc cho con uống đã vô tình gây hại cho trẻ.
- Nhiều gia đình chưa cất giữ thuốc cẩn thận, để thuốc trong các hộp đựng bánh/kẹo làm trẻ ăn nhầm. đặc biệt là những gia đình có trẻ tầm 2 - 3 tuổi trẻ rất thích khám phá nên nguy cơ uống nhầm thuốc của người lớn là điều khó tránh.
- Có nhiều trường hợp do cha mẹ cho trẻ uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
- Tâm sinh - lý của trẻ lứa tuổi vị thành niên đang có nhiều thay đổi nên trẻ rất nhạy cảm với những xung đột trong cuộc sống. Đã có nhiều trường hợp trẻ dùng thuôc để tự tử do buồn chuyện gia đình; do bị điểm kém hay bị cha mẹ, thầy cô la mắng.Khi ngộ độc thuốc trẻ có thể bị tổn thương gan, thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn nếu không được can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng thậm chí dẫn đến tử vong.
(Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ)
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...