Tác hại của việc ăn xôi: Món ăn khoái khẩu của hàng triệu người Việt
Đặc điểm của gạo nếp dùng để nấu xôi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo nếp chứa nhiều protein và chất béo, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể (100g gạo nếp cung cấp 344 kcal, gần tương đương với gạo tẻ).
Sở dĩ có sự khác nhau về độ dẻo của gạo nếp và gạo tẻ là vì hai thành phần amilozơ và amylopectin trong mỗi hạt tinh bột. Trong đó, amilopectin có vai trò quyết định đến tính dẻo của hạt. Trong gạo tẻ, lượng amilopectin chiếm 80%, còn trong gạo nếp, lượng amilopectin có tới 90% nên xôi thường rất dẻo, dính vào nhau.
Bên cạnh đó, do thành phần có độ dẻo cao nên khi cùng ăn một bát cơm nếp và một bát cơm tẻ, người ăn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Do đó, gạo nếp thường được sử dụng để làm các loại bánh có độ kết dính cao như bánh chưng, bánh dày, xôi, chè và làm đồ ăn để dự trữ khi đi xa.
Tác hại của việc ăn xôi không phải ai cũng biết
Ợ chua, nóng bụng ở người đang bị đau dạ dày
Những người đau dạ dày không thích hợp ăn xôi, nhất là vào bữa sáng. Bởi vì đỗ xanh, gạo nếp tuy lành tính nhưng sẽ khiến người bệnh dạ dày luôn ợ chua, khó chịu. Tác hại của việc ăn xôi sẽ rõ nhất là khi ăn kèm thêm các nguyên liệu như: hành, tỏi, tiêu... sẽ khiến người bệnh càng ợ chua, nóng bụng nhiều hơn.
Chính lượng tinh bột cao có trong xôi là yếu tố chính gây ra tình trạng này. Ở người bình thường, lượng men tiêu hóa tinh bột khá ổn định, có thể giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi không gặp trục trặc. Tuy nhiên ở bệnh nhân đau dạ dày, lượng enzym tiêu hóa cũng như acid dạ dày thường không ổn định.
Bên cạnh đó, cấu tạo tinh bột của gạo nếp là cấu tạo dạng nhánh. Do đó, tinh bột vào trong dạ dày thường chắc, khó chia cắt khi ăn vào, vì vậy bệnh nhân thường có cảm giác khó tiêu và no lâu.
Không nên ăn xôi thay ăn cơm
Với những người muốn giảm béo thì đặc biệt không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng. Bởi, xôi có chứa nhiều tinh bột vì vậy tác hại của việc ăn xôi nhiều đó là có thể tăng cân nhanh chóng.
Dễ nổi mụn
Xôi có chứa nhiều thành phần khá nóng, vì thế khi ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị "nóng trong", dễ nổi mụn. Do đó người nào có cơ địa nóng thì nên hạn chế món này. Những người hay bị nổi mụn trứng cá cũng không nên ăn xôi buổi sáng, bởi cơ địa đã bị nóng, ăn vào càng sinh mụn và nóng trong người.
Mặt khác, vì gạo nếp có tính ôn, ấm nên những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng cũng không nên dùng đồ nếp.
Gây sưng, mưng mủ vết mổ
Theo Đông y, người bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu, càng làm tình trạng nặng thêm.
Phụ nữ sinh mổ, bị rạch tầng sinh môn khi sinh con hoặc bệnh nhân mới phẫu thuật cũng nên tuyệt đối tránh ăn món xôi nếp, vì gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ.
Không tốt cho người mới ốm dậy
Trong gạo nếp có chất Amylopectin rất khó tiêu, vì vậy người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ không nên ăn xôi buổi sáng quá nhiều. Người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp. Nếu muốn ăn thì tốt nhất nên nấu thành cháo.
Dị ứng, mề đay
Những người bị mẩn ngứa, mề đay cũng không nên ăn xôi nếp buổi sáng vì có thể bị dị ứng thực phẩm.
Xôi không dành cho bà bầu
Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế. Gạo nếp nói chung và các món xôi thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiêu chảy, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai…
Tuy vậy, các bà bầu chỉ nên ăn xôi nếp với một lượng vừa phải. Mặc dù xôi nếp sẽ giúp bà bầu chống được lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén nhưng lại có hàm lượng tinh bột cao. Do đó, bà bầu ăn xôi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, xôi nếp có tính dẻo nên gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng, nóng trong người khiến bà bầu khó chịu. Vì vậy, bà bầu nên ăn xôi một cách chừng mực, không nên xem đây là món ăn hàng ngày.
Nên ăn xôi bao nhiêu lần trong tuần?
Xôi là một thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng có thể sánh ngang với các loại thịt, trứng, sữa… Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn nhiều xôi mà chỉ nên ăn xôi 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ.
Bệnh tiểu đường ăn xôi được không?
Gạo nếp có chỉ số đường huyết thực phẩm GI cao nhất, nghĩa là loại gạo này có khả năng khiến đường huyết sau ăn trong máu tăng cao. Các chuyên gia không khuyến khích người tiểu đường ăn quá nhiều đồ nếp. Vì nếu không có sự kiểm soát tốt chế độ ăn sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Sau ăn 2 tiếng nên kiểm tra lại đường huyết, nếu chỉ số này lớn hơn 10mmol/l với người tiêm insulin và 7.8mmol/l với người dùng thuốc thì trong những lần sau nên giảm bớt lượng đồ nếp.
Có nên cho trẻ ăn xôi từ sớm?
Đối với trẻ em nói riêng và mọi người nói chung thì ăn nhiều đồ nếp sẽ khiến cơ thể bị khó tiêu. Vì vậy mà những người già, trẻ nhỏ là những người được khuyên là không nên ăn nhiều đồ nếp. Đặc biệt những trẻ mới ốm dậy hoặc những trẻ đang bị sốt, ho, vàng da, chướng bụng…
Không chỉ có vậy, đồ nếp còn có tính ôn nên nếu cho trẻ ăn nhiều cũng sẽ khiến trẻ bị nóng, đầy hơi, khó tiêu, bị nhiệt miệng và không được sử dụng đồ nếp (điển hình nhất là các loại xôi). Với những trẻ em thừa cân, béo phì thì đồ nếp lại là những thực phẩm cần tránh, bởi xôi đem lại lượng calo rất lớn, vượt xa mức calo cho phép của trong trong 1 ngày.
Như vậy có thể khẳng định đồ nếp sẽ không tốt cho trẻ em, vì thế các mẹ đừng nghĩ rằng đồ nếp sẽ khiến trẻ no lâu mà cho con ăn thường xuyên. Nếu có cho trẻ sử dụng những thực phẩm được làm từ gạo nếp thì hãy cho trẻ ăn chút ít và nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh ăn vào buổi tối.
Nguy hiểm đến từ các loại giấy bọc xôi
Giấy báo bọc xôi được nhiều người bán xôi dùng vì rẻ tiền, phổ biến. Nhưng nguy hiểm là giấy báo có nhiều tạp chất, hóa chất tổng hợp, nhất là mực in giấy báo có thành phần chì rất nặng và nguy hiểm cho người ăn phải. Mực in báo có nhiều nguyên tố gây hại như: ethanol, isopropanol, toluen…đặc biệt là PCBs.
Những độc tố, kim loại nặng sẽ có hại nếu con người hít phải, ăn phải. Ở nhiệt độ cao, độc chì càng phát tác và nguy hiểm hơn mức bình thường. Chất chì trong giấy báo bọc xôi không thể hòa tan trong nước hay bị oxy hóa… nên sẽ tích lại trong gan, thận, biểu mô mỡ gây hại cho sức khỏe, có thể làm suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…
Bên cạnh đó nguy cơ nhiễm khuẩn do giấy báo rất cao, bởi giấy báo từ khi ra lò, tới sạp bán, qua tay người đọc, rồi đến các bà đồng nát thu mua đổ về vựa phế liệu mới đến tay các chủ hàng bán xôi… vì vậy sẽ có rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn tấn công sức khỏe con người.
Việc dùng giấy báo bọc xôi rất phổ biến, nguy cơ nhiễm độc chì và nhiễm khuẫn nếu ăn xôi bọc giấy báo là rất cao. Do đó, không nên ăn xôi bọc trực tiếp trong giấy báo. Nếu muốn ăn xôi nên đựng trong lá chuối, bát hoặc hộp xốp dùng một lần.
Có thể thấy, tuy tác hại của việc ăn xôi không quá nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tốt nhất chúng ta chỉ nên nên ăn xôi nếp không quá 2 lần/ tuần và cũng không nên ăn quá nhiều vào buổi sáng sớm và tối muộn.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...