Lá vông là gì?

Cây vông còn có tên vông nem, Hải đồng bì, Thích đồng bì với tên khoa học là Erythrina variegata L. Cây vông là loại cây dễ trồng, cao 10 - 20m, thân có gai ngắn.

Lá gồm 3 chét, dài 20 - 30cm, lá chét màu xanh và bóng, lá chét giữa phình chiều rộng lớn hơn chiều dài, hai lá chét hai bên chiều dài lớn hơn chiều rộng. Lá vông hay còn được gọi bằng tên quen thuộc "lá vông nem" là loại cây dễ trồng, thường mọc ven đường, bờ rào hoặc trên vùng đồi núi.

Cây vông còn có tên vông nem, Hải đồng bì, Thích đồng bì  - Ảnh minh họa: Internet

Hoa màu đỏ tươi, tụ họp thành chùm dài 1 - 3 hoa. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm.

Trong ăn uống, lá vông thường được dùng ăn sống như gói bánh xèo, bánh khọt kèm với các loại rau khác. Tuy nhiên, người ta dùng lá vông để gói nem là chủ yếu.

Uống lá vông có tốt không?

Theo Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, tác dụng của lá vông giúp ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, giúp dễ ngủ, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng…

Hoa màu đỏ tươi, tụ họp thành chùm dài - Ảnh minh họa: Internet

Dưới đây là những tác dụng của lá vông giúp chữa bệnh:

Chữa mất ngủ

Lá vông dùng luộc, nấu canh hay xào ăn sẽ có tác dụng an thần. Sau nhiều lần thí nghiệm, người ta đã khẳng định lá vông không độc và có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp bạn ngủ ngon hơn. Hơn nữa, khi tỉnh dậy trong người cũng thoải mái, dễ chịu hơn, không mệt mỏi hay nặng đầu. Lá vông cũng làm co bóp các cơ khiến cho giấc ngủ được ngon hơn.

Lá vông dùng luộc, nấu canh hay xào ăn sẽ có tác dụng an thần - Ảnh minh họa: Internet

Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ, khó chìm vào giấc ngủ thì hãy dùng lá vông để ăn. Bạn có thể lấy 20g lá vông tươi, rửa sạch, vò qua nước, vẩy khô rồi hấp vào nồi cơm sau khi cơm đã cạn nước. Trước khi ngủ, ăn vài lá vông này, tác dụng của lá vông nem sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.

Ngoài ra, bạn có thể dùng 3 đọt lá vông, thái nhỏ, sắc với nước dừa, buổi tối khoảng 21 giờ, uống một ly sẽ giúp dễ ngủ.

Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu

Tác dụng của lá vông khi kết hợp với lá sen sắc uống sẽ giúp chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu.

Chữa vết mụn nhọt, lở loét

Lá vông chữa mụn nhọt - Ảnh minh họa: Internet

Dùng lá vông nem rửa sạch bằng thuốc tím, giã nhuyễn cùng với một ít cơm nguội đắp lên vết loét sẽ thấy vết loét chóng sinh cơ và lên da non. Nếu đắp lâu quá thì sẽ tăng sinh lượng cơ quá mức ban đầu.

Chữa đau răng

Lá vông nem khô đem tán nhỏ, rắc vào nơi răng sâu để chữa đau răng.

Uống nước lá vông có tác dụng phụ gì không?

Hợp chất saponin có trong lá vông được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh trĩ - Ảnh minh họa: Internet
  • Không dùng lá vông nấu nước, nấu canh quá đặc vì sẽ dẫn đến tình trạng sụp mi và cơ khớp rã rời.
  • Chỉ nên ăn và uống nước lá vông với lượng vừa phải, tốt nhất mỗi bữa không được uống quá 10 – 15 lá vông.
  • Nếu có dấu hiệu ngộ độc hay dị ứng thì cần dừng lại ngay.
  • Lá vông giúp dễ ngủ vì có thành phần gây ức chế thần kinh trung ương, do đó nếu dùng trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc.
  • Khi dùng lá vông làm thuốc chữa bệnh cần rửa sạch, kỹ lưỡng để tránh bị nhiễm trùng.

Lá vông – khắc tinh của bệnh trĩ

Nhờ hợp chất saponin có trong lá vông mà ngày nay nó được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh trĩ. Phương pháp này vẫn luôn là đề tài được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng khi bệnh trĩ đang ở giai đoạn đầu.

Lấy lá vông đem đi rửa sạch, hơ trên ngọn lửa nhỏ cho nóng để đắp vào vùng hậu môn -Ảnh minh họa: Internet

Cách 1: Sử dụng lá vông đắp trực tiếp vào búi trĩ

Đối với phương pháp này, bạn có thể áp dụng cho trường hợp màu sắc búi trĩ tươi, độ dài búi trĩ ngắn chỉ từ 1 đến 2 cm.

Lấy lá vông đem đi rửa sạch, rồi sau đó hơ trên ngọn lửa nhỏ cho nóng để đắp vào vùng hậu môn.

Những tinh chất bên trong lá vông kết hợp với nhiệt độ khi làm nóng sẽ tác động trực tiếp vào búi trĩ ở vùng hậu môn, làm cho búi trĩ co lên.

Đây là cách chữa bệnh trĩ dân gian đang được rất nhiều người áp dụng. Nhưng trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm pha muối và lau khô.

Bạn chỉ cần áp dụng lá vông nem hơ nóng và đắp trực tiếp vào búi trĩ thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Và mỗi lần, bạn đắp khoảng từ 2 đến 3 lá, kiên trì thực hiện trong vòng từ 2 đến 3 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Những cơn đau do búi trĩ gây ra sẽ giảm dần, búi trĩ dần dần co lên lại và biến mất một cách nhanh chóng.

Cách 2: Sử dụng lá vông nem kết hợp với dấm thanh

Bên cạnh việc đắp lá vông nem trực tiếp lên búi bệnh trĩ ngoại, bạn cũng có thể áp dụng cách thứ 2 để hỗ trợ điều trị nhanh chóng.

Bạn chỉ cần chọn từ 7 đến 9 lá vông nem đem đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước đun sôi tầm từ 5 đến 7 phút thì bắc xuống để nguội.

Vớt lá vông ra ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng từ 2 đến 3 phút, thì vớt ra tiếp tục đem đi giã thật nhuyễn.

Khi lá vông nem đã được giã nhuyễn ra, bạn trộn chung với 30ml dấm thanh và đun sôi lên để nguội.

Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng hậu môn và dùng băng cố định lại trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng thì rửa vệ sinh lại với nước sạch.

Hoặc để thuận tiện hơn, bạn có thể sử dụng phương pháp này vào trước khi đi ngủ đến sáng hôm sau thì tháo ra vệ sinh sạch sẽ.

Trước khi đắp hỗn hợp lá vông kết hợp với dấm thanh, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lau khô trước khi thực hiện phương pháp này.

Cách 3: Sử dụng lá vông chế biến thành món ăn

Trong quá trình áp dụng phương pháp đắp trực tiếp lá vông hoặc sử dụng lá vông nem kết hợp với dấm thanh. Bạn cũng có thể sử dụng song song phương pháp này, kết hợp với chế biến món ăn hàng ngày.

Để chế biến lá vông làm món ăn hàng ngày, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 nắm lá vông và 2 đến 3 quả trứng.

Đem rửa sạch lá vông nem với nước muối pha loãng để nhằm loại bỏ đi những vi khuẩn và bụi bẩn còn bám trên lá.

Bạn đem những lá vông nem này đi cắt thành từng khúc vừa ăn, rồi xào chung với trứng, nêm nếm gia vị. Vậy là chúng ta đã có được một món ăn bổ dưỡng lại hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng lá vông để trị bệnh trĩ

Mặc dù là một trong những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, nhưng khi áp dụng lá vông chữa bệnh trĩ, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong quá trình áp dụng phương pháp cần tăng cường chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt đều đặn.
  • Nên hạn chế nạp vào cơ thể những loại thực phẩm cay, nóng, chất kích thích… để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín để ngăn ngừa những nguy cơ viêm nhiễm lây lan từ dịch của các búi trĩ tiết ra.
  • Cần phải kiên trì thực hiện đều đặn thì mới cho kết quả điều trị tốt nhất.
  • Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 2 lít nước để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.

Tác dụng của lá vông thường được biết đến chính là an thần kinh, trị mất ngủ hiệu quả. Ngoài ra, đây còn được xem là khắc tinh của bệnh trĩ ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý một số vấn đề để tránh gặp các tác dụng phụ mà loại lá này mang lại.