Tác dụng của cây ngô đồng: Vị thuốc quý hay chất độc giết người?
Nội dung bài viết:
Cây ngô đồng là cây gì?
Ngô đồng là một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ. Loài cây này có 2 loại cây ngô đồng là cây ngô đồng cảnh và cây ngô đồng thân gỗ:
Cây ngô đồng cảnh có tên gọi khác là sen lục bình, sen núi… Tên khoa học là Jatropha podagrica Hook. f., thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Phần gốc của cây ngô đồng phình to, xù xì, mập, gần như không phân nhánh. Thân cao khoảng 100cm, có màu xám còn phần thân trên có màu xanh lục ít sẹo. Lá có màu xanh bóng, nhẵn, có cuống đính gần gốc, chia thành 3 - 5 thùy to và những phiến hẹp như kim. Khi về già, lá sẽ chuyển thành màu xanh đậm.
Hoa mọc thành cụm, cụm hoa to, nụ hoa màu có màu hồng nhạt. Cuống chung dài, mập, thẳng, màu xanh xám. Cụm hoa hình mũ, màu đỏ, tựa như san hô. Có cả hoa đực và hoa cái, hoa 5 cánh dài 7 - 8mm. Quả khi non có màu xanh, khi chín có màu vàng. Quả nang thường nổ tung hạt khắp nơi lúc chín.
Cây ngô đồng thân gỗ còn gọi là cây bo rừng, trôm đơn… Tên khoa học là Firmiana simplex (L.), thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Cây thân gỗ to, cao từ 7 - 15m. Phiến lá to rộng, có thùy chia thành hình chân vịt, lá không có lông, cuống lá dài 30cm. Thùy lá hình tam giác có mũi nhọn, ngăn cách nhau bằng những rãnh hẹp, có 7 gân chính. Hoa thường mọc thành chùm, chùm hoa nhiều bông, đài cao 9mm. Quả có vỏ mỏng, có 2 - 4 hạt, dài 8mm, rộng 6mm, có nhiều nội nhũ.
Thành phần hóa học của cây ngô đồng
Cây ngô đồng cảnh có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Ở nước ta, cây ngô đồng cảnh được trồng bằng hạt phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.
Cây ngô đồng thân gỗ có nhiều ở Nhật Bản, Campuchia, Trung Quốc, mọc hoang trong rừng kín, trên đất của núi đá vôi và trên cả đất chua ở nước ta.
Cây ngô đồng có thể thu hái quanh năm, bộ phận sử dụng là vỏ, thân và lá cây. Hiện chưa có nghiên cứu chính xác nào về thành phần của cây ngô đồng. Trong quả có chứa chất độc curin. Hạt có chứa dầu, hàm lượng hơn 40%. Trong Đông y, rễ có vị đắng, tính mát. Lá có vị ngọt, tính bình.
Vậy tác dụng của cây ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ là gì?
Công dụng chữa bệnh bằng cây ngô đồng
1. Tác dụng chữa bệnh của cây ngô đồng cảnh
Chữa nhọt mủ
Lấy 1 - 3 lá ngô đồng tươi rửa sạch, thêm một ít muối rồi giã nhuyễn, đắp lên nốt mụn rồi dùng băng gạc cố định lại trong 2 - 3 giờ. Mỗi ngày đắp một lần, đắp liên tục trong 3 - 5 ngày, mủ sẽ được hút sạch và khỏi bệnh. Đây là tác dụng của lá cây ngô đồng được nhiều người áp dụng.
Chữa mụn nhọt mới sưng
Ngắt một búp lá cây ngô đồng cho nhựa chảy ra, dùng nhựa đó bôi lên nốt mụn và vùng da xung quanh, sau khi nhựa khô lại bôi tiếp một lớp nữa, bôi liên tục như vậy nhiều lần. Tác dụng của nhựa cây ngô đồng sẽ làm giảm sưng, giảm viêm và tạo mủ.
Chống nhiễm trùng vết thương
Những vết thương nhỏ như đứt tay chân có thể dùng ngay nhựa cây ngô đồng bôi trực tiếp lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng da. Sau một thời gian, giữ vết thương không bị dính nước thì sẽ không bị nhiễm trùng và rất nhanh lành và không để lại sẹo.
Bồi bổ sức khỏe cho phái mạnh
Dùng thân cây ngô đồng thái mỏng, phơi khô, sao vàng, rồi đem ngâm rượu trong 3 tháng là có thể dùng được, mỗi ngày uống 20ml.
2. Công dụng của cây ngô đồng thân gỗ
Chữa trĩ, lòi dom
Lấy vỏ cây phơi khô, đốt rồi trộn với dầu, dùng hỗn hợp này bôi vào hậu môn.
Chữa phong thấp, thấp khớp
Dùng 15 - 30g rễ cây ngô đồng đun lấy nước uống. Tác dụng của rễ cây ngô đồng thường được sử dụng như một vị thuốc Đông Y.
Nhuộm đen tóc
Dùng vỏ cây rửa sạch, phơi khô, đốt cháy rồi trộn với dầu dùng để nhuộm tóc bạc.
Hết sức cẩn thận với bộ phận này của cây ngô đồng
Mặc dù thân, lá và nhựa của cây ngô đồng là bài thuốc quý song quả và hạt cây ngô đồng lại chứa chất curcin rất độc, có thể gây bệnh ở gan và hệ tiêu hóa. Đặc biệt là quả, hạt chứa lượng chất độc curcin rất lớn.
Nếu trẻ nhỏ không may ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở họng. Trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa.
Hạt cây có độc cực mạnh, ăn phải sẽ gây nôn mửa thậm chí tử vong. Ví dụ như mới đây xảy ra trường hợp 9 học sinh cấp 2 phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng vã mồ hôi, nôn dữ dội vì ăn quả cây ngô đồng.
Do cây này có độc rất mạnh nên hiện nay, để tránh sử dụng sai, người ta khuyên rằng chỉ nên tận dụng tác dụng của cây ngô đồng từ các bộ phận khác của cây, trừ quả và hạt, để bôi ngoài da, tránh việc quả hạt lẫn vào dược liệu trong quá trình thu hái và chế biến.
Loài cây này được nhiều gia đình trồng làm cảnh. Bởi vậy các bậc cha mẹ nên chú ý trẻ nhỏ, các cháu không biết nên rất dễ ăn nhầm phải loại cây độc bậc nhất này. Do vậy nếu gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng cây này trong nhà.
Xử trí khi ngộ độc hạt ngô đồng
Bác sĩ Trần Văn Năm – nguyên Viện phó Viện Y dược học dân tộc TP.HCM khuyến cáo, nếu nghi ngờ hoặc biết chắc chắn người bệnh bị ngộ độc hạt ngô đồng thì ngay lập tức phải dùng mọi biện pháp để người bệnh nôn ra, nôn được càng nhiều càng tốt.
Trong khi nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên và dùng khăn để lau sạch đờm nhớt, chất dịch. Sau đó, cho người bệnh uống một ly nước ấm (có thể pha thêm chút muối) rồi tiếp tục để bệnh nhân nôn.
Sau khi sơ cứu tạm thời, phải nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, gia đình bệnh nhân nên đem theo mẫu cây để bác sĩ có thể xác định đó có đúng là cây ngô đồng hay không.
Không dừng lại ở đó, bác sĩ Bạch Văn Cam – Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cảnh báo, hầu hết độc chất trong hoa ngô đồng đều không có thuốc đặc trị, thuốc giải mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Trường hợp bị ngộ độc ngô đồng nên tiến hành xét nghiệm máu, chức năng gan, đường huyết…
Ngoài ra, người bị ngộ độc cần được truyền dịch, uống than hoạt tính, rửa dạ dày để loại bỏ độc tố và bù lại lượng nước đã mất do rối loạn điện giải, tiêu chảy, nôn ói.
Có thể thấy, tác dụng của cây ngô đồng chỉ thật sự tốt nếu người dùng hiểu biết rõ về loại dược liệu này. Nếu bạn có ý định trồng loại cây này làm cảnh thì cần phải để những nơi an toàn và tránh xa tầm tay của trẻ em.
5 loại rau Việt là 'thuốc chống ung thư tự nhiên', hạ đường huyết hiệu quả: Ai cũng nên trồng...
Những loại rau này dễ chăm sóc và có thể trồng trong chậu nhỏ hoặc chậu lớn.
Bất ngờ: Rau muống có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với những người này
Rau muống có thể chế biến được thành đa dạng món ăn, chính vì thế mà rau muống là loại rau được nhiều gia đình ưa chuộng và có mặt ở hầu hết bữa ăn. Tuy nhiên ăn rau muống có tốt không và ai không nên ăn rau muống?
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?
Quả bơ được biết đến là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe đáng chú ý của việc ăn một quả bơ mỗi ngày.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?