Tác dụng của cây đinh lăng chữa 'bách bệnh' mà ít người biết đến
Tác dụng của cây đinh lăng đã được các cụ thời xưa sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả trong các bài thuốc nam. Thế nhưng những tác dụng tuyệt vời của cây đinh lăng ngày nay dường như đang bị chìm vào quên lãng. Thật phí khi đinh lăng là cây nhà, lá vườn có thể làm thuốc cải thiện nhiều chứng bệnh mà nhiều người ngày nay không còn biết đến, hoặc có biết nhưng không còn trọng dụng như xưa.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cây đinh lăng là gì? Nó có tác dụng gì đối với sức khoẻ con người và các bài thuốc từ đinh lăng để cùng sử dụng loại cây thuốc này thật hiệu quả.
Tìm hiểu chung về cây đinh lăng
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harras. Nó thuộc họ nhân sâm – Araliaceac, còn có tên gọi khác theo dân gian là cây gỏi cá, cây nam dương sâm.
Đinh lăng thuộc loài cây thân nhỏ, nhẵn không có gai, chiều cao trung bình chỉ từ 0,8 - 1,0m, lá dạng kép mùi thơm hắc, có 3 lằn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống lá dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều, cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt. Đinh lăng là loài cây nhiệt đới, được trồng phổ biến ở Việt Nam.
Theo Tây y, trong cây đinh lăng có chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe như: Các alcaloit, Flavonoit, glucozit, vitamin B1 và các axit amin quan trọng.
Theo nghiên cứu thì đinh lăng có tới hơn 30 giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là các loại sau:
Cây đinh lăng lá nhỏ: Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất, thường dùng để làm lá gia vị, hoặc lấy thân và rễ cây để làm thuốc.
Cây đinh lăng đĩa: Loại cây này có hình dáng to, thường được trồng để làm cảnh nên rất ít người biết về loại cây này.
Cây đinh lăng lá răng: Lá cây dạng tròn và xoè răng cưa thường được bán tai các tiệm cây cảnh để trang trí trong nhà.
Cây đinh lăng lá bạc: Loại cây có hình dáng giống loại đinh lăng lá răng nhưng ở viền lá có phủ phấn bạc.
Cây đinh lăng lá to: Loại cây này khá hiếm gặp. Lá của loại cây này hình thuôn và to khác với những loại đã kể trên.
Cây đinh lăng lá tròn: Lá của loại cây này hình tròn thường được trồng làm cảnh.
Tác dụng của cây đinh lăng
Cây đinh lăng có nhiều tác dụng như:
+ Tác dụng của rễ cây đinh lăng là làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
+ Tác dụng của lá đinh lăng là chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
+ Tác dụng của thân và cành đinh lăng có thể chữa tê thấp, đau lưng.
+ Đinh lăng có thể chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh thận
+ Lá đinh lăng có tác dụng gì với bà đẻ? Nó có thể giúp bà đẻ tiết nhiều sữa hơn. Rất tốt để chữa chứng tắc sữa.
+ Cây đinh lăng cũng có thể chữa chứng ra mồ hôi trộm.
Một số bài thuốc làm phát huy tác dụng của cây đinh lăng cho từng loại bệnh
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc tăng cường sức khoẻ
Cách dùng: Dùng rễ đinh lăng phơi khô 1 - 4g; thân, rễ, lá, cành 30-50g để dùng sắc thuốc uống hoặc ngâm rượu.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp
Cách dùng: Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn đắp lên vết thương, chỗ sưng đau. Tác dụng của cây đinh lăng lá nhuyễn là cầm máu rất tốt. Chỉ cần xay nhuyễn lá đinh lăng rồi đắp vào chỗ chảy máu, lấy mảnh vải buộc lại, thì vết thương sẽ nhanh chóng ngừng chảy máu.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa tê khớp, đau lưng, mỏi gối, bệnh gút
Cách dùng: Lấy thân cành cây đinh lăng 20g – 30g, có thể cho thêm cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ đem sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa phong thấp, tê nhức chân tay, đau nhức lưng gối
Cách dùng: Lấy thân cây đinh lăng 20g – 30g có thể kèm them cúc tần, rễ xấu hổ, bưởi bung, lá lốt, mỗi loại 10g để cho vào 600ml nước, sắc cô còn 300ml, uống mỗi ngày 3 lần.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa mệt mỏi, không muốn hoạt động
Cách dùng: Rễ củ đinh lăng thái mỏng 15g, bỏ vào 300ml nước đem đun sôi 15 phút. Dùng uống 2-3 lần trong ngày.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa sưng đau cơ khớp, vết thương
Cách dùng: Lấy 40g lá tươi giã nát để đắp lên vết thương hay chỗ sưng đau. Các hoạt chất của đinh lăng sẽ giúp giảm viêm, sưng đau rất tốt.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa thiếu máu
Cách dùng: Lấy rễ đinh lăng, thục địa, hoàng tinh, hà thủ ô, mỗi vị 100g, tam thất 20g đem tán bột rồi sắc uống. Dùng với liều lượng ngày 100g bột hỗn hợp.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa chứng sốt lâu ngày
Cách dùng: Đinh lăng tươi lấy cả rễ lẫn cành 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, rau má tươi 30g, sài hồ lấy cả rễ, lá, cành 20g, lá tre tươi 20g, vỏ quýt 10g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, ấn chặt, chia uống 3 lần trong ngày. Bài thuốc này chữa háo khát, nhức đầu, đau tức ngực, ho, nước tiểu vàng do chứng sốt lâu ngày.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa liệt dương
Cách dùng: Lấy rễ đinh lăng, ý dĩ, hoàng tinh, hoài sơn, hà thủ ô, long nhãn, kỷ tử, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, mỗi vị 8g; sa nhân 6g, cao ban long. Sắc uống ngày 1 thang.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc trị mụn
Các nhà nghiên cứu y học đã chứng minh rằng tác dụng của cây đinh lăng không những chữa bệnh mà chúng còn là thực phẩm chức năng kéo dài tuổi thọ, chống lão hoá đặc biệt là dùng lá đinh lăng trị mụn.
Cách dùng: Hãy giã nhuyễn lá đinh lăng cùng với một ít muối hạt. Sau khi rửa mặt sạch hãy đắp hỗn hợp lên chỗ có mụn, chờ đến khi thấy lá khô thì rửa sạch bằng nước. Sử dụng mỗi ngày một lần vào buổi tối. Kiên trì trong khoảng 2 tháng, tình trạng mụn sẽ được phục hồi đáng kể.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa nhiệt độc, lở ngứa, mụn nhọt
Cách dùng: Dùng lá đinh lăng với liều lượng từ 40 - 60g để sắc uống.
Tác dụng của đinh lăng trong việc giúp vết thương mau liền sẹo
Cách dùng: Rất nhiều người hỏi đinh lăng ngâm mật ong có tác dụng gì? Đây chính là bài thuốc giúp da mịn màng, vết thương mau lành sẹo.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc phòng co giật ở trẻ
Cách dùng: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm, tinh dầu tự nhiên trong lá đinh lăng sẽ giúp trẻ ngủ ngon, phòng ngừa chứng co giật.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa viêm gan
Cách dùng: Lấy đinh lăng 12g; rễ cỏ tranh, biển đậu, mỗi vị 12g; nghệ 8g đem sắc uống ngày 1 thang. Uống kiên trì bệnh gan sẽ thuyên giảm.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa thiếu máu
Cách dùng: Rễ đinh lăng, mỗi vị 100g, 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ
Cách dùng: Lấy lá đinh lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước để uống trong ngày.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa ho suyễn lâu năm
Cách dùng: Lấy rễ đinh lăng, gừng khô 4g, đậu săng, nghệ vàng, tang bạch bì, tần dày lá tất cả đều 8g, xương bồ 6g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Tác dụng của cây đinh lăng trong việc giúp tăng cường sinh lực
Cách dùng: Uống rượu đinh lăng có tác dụng gì? Uống rượu đinh lăng có rất nhiều tác dụng tốt đặc biệt là tác dụng trong việc giúp tăng cường sinh lực, hạ quả, bổ phế trừ đạm thanh giọng, chống lão hoá.
Lưu ý khi dùng đinh lăng
Đinh lăng mặc dù có rất nhiều tác dụng tốt nhưng nếu không dùng đúng liều lượng có thể gây ta nhưng phản ứng tiêu cực như dùng quá liều sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.
Do đó nên dùng theo đúng liều lượng của thầy thuốc để có hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng của cây đinh lăng rất tốt cho sức khoẻ vì nó có thể phòng, chữa được nhiều loại bệnh tật cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên ngày nay, sự xâm nhập của các loại thuốc Tây y và các loại thực phẩm chức năng khác đã khiến nhiều người bỏ quên loại cây thuốc quý giá này. Hy vọng rằng, sau khi nắm được tác dụng tuyệt vời của cây đinh lăng, chúng ta sẽ biết cách tận dụng nó thật hiệu quả.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...