Tác dụng bất ngờ của trà dây trong chữa bệnh dạ dày
Nội dung bài viết:
Tác dụng của trà dây
Trà dây (chè dây) là cây leo họ Nho còn được gọi là khau rả, hồng huyết long hay bạch liễm. Đây là loại cây hoang dại thường mọc nhiều ở các vùng núi Tây bắc như Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình… và một số tỉnh miền trung như Quảng Nam, Quảng Bình, Đà Nẵng… Trà được thu hái quanh năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 10, lúc này cây trà phát triển mạnh nhất.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công dụng cũng như thành phần của trà dây trong những năm gần đây. Qua nghiên cứu, thành phần của trà dây bao gồm tanin, Flavonoid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm viêm loét dạ dày và đặc biệt công dụng của trà dây có thể diệt khuẩn HP. Còn theo Đông y, trà dây có vị đắng, tính mát, có tác dụng kháng viêm và giải độc mạnh.
Trong dân gian, trà dây thường được sử dụng bằng cách thu hái cả lá và cây lúc chưa ra hoa, sau đó chặt nhỏ, rửa sạch rồi đem phơi khô. Loại cây này thường được một số dân tộc miền núi Tây Bắc sử dụng như nước uống hằng ngày.
Cùng điểm qua các tác dụng của loại thảo dược trà dây sau đây:
Trị viêm loét dạ dày
Trà dây nổi tiếng với tác dụng trị các bệnh về dạ dày. Với hoạt chất Flavonoid có tác dụng giảm viêm mạnh, các vết loét trở nên se lại, hạn chế được viêm nhiễm và sớm liền trở lại. Ngoài ra nó còn có tác dụng giúp bệnh viêm loét tá tràng dễ liền sẹo.
Làm trung hoà dịch vị dạ dày
Lượng axit tiết ra quá nhiều khiến người bệnh dạ dày hay bị ợ chua, ợ nóng và đau bụng âm ỉ. Tác dụng của trà dây rừng sẽ trung hoà lượng axit dư thừa trong dạ dày.
Hỗ trợ diệt trừ vi khuẩn HP
Loại vi khuẩn này gây hại đối với người đau dạ dày khi gây viêm, làm vết loét lâu liền, gây biến đổi tế bào dẫn tới ung thư dạ dày.
Trà dây với hoạt tính kháng sinh tự nhiên cao, cơ chế làm sạch và diệt khuẩn sẽ tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP ra khỏi niêm mạc dạ dày.
Chữa mất ngủ, có tác dụng an thần
Nhiều người thắc mắc uống trà dây có mất ngủ không? Tuy nhiên ngược lại, trà dây lại có tác dụng giúp đào thảo chất độc qua gan, giúp an thần, dễ ngủ và giảm stress.
Chữa viêm lợi
Do có tính chất kháng khuẩn cao nên ta có thể sử dụng nước trà dây để súc miệng chữa viêm lợi hằng ngày.
Ngoài cách sử dụng trà dây, người ta còn kết hợp trà dây với các thảo dược khác như kim ngân, hoa nhài thơm, cỏ ngọt… để tạo thành trà sơn mật hồng sâm. Tác dụng của trà dây hồng sâm là giảm mỡ máu, thanh lọc cơ thể, giải độc tính, mát gan…
Ngoài ra, cũng tốt cho người bị bệnh mất ngủ, ngủ không sâu, suy nhược cơ thể. Trà cũng phù hợp cho người có huyết áp không ổn định, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Tác dụng của trà dây đã được các công trình nghiên cứu khẳng định công dụng của nó với các bệnh lý về dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, chúng ta phải sử dụng đúng liều lượng và chỉ định. Đặc biệt Đông y còn phải phù hợp với từng người, không thể tùy tiện uống thoải mái vì có thể gây hại cho những cơ địa đặc biệt.
Đã có trường hợp bệnh nhân nhập viện trong trạng thái lơ mơ, hôn mê, rối loạn chức năng gan nặng và tan máu nghiêm trọng, tình hình sức khoẻ nguy kịch dẫn đến tử vong. Nguyên nhân do bệnh nhân thấy trà dây có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nên uống rất nhiều, không có liều lượng cụ thể trong thời gian dài đến khi có biểu hiện vàng da, mệt mỏi mới nhập viện thì đã quá muộn.
Bên cạnh đó, người dân cần phải tìm được nguồn cung cấp uy tín, chất lượng, không mua hàng trôi nổi trên thị trường. Bởi khi công dụng được đồn thổi, người dân đổ xô đi thu hái, kể cả người không có kinh nghiệm cũng đi thu hái rất có thể dẫn đến hái nhầm cả các loại lá không phải chè dây gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện nay chưa có trường hợp nào ghi nhận tác dụng phụ của trà dây. Khi người dùng tuân thủ sử dụng đúng cách thì trà dây không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Tác dụng phụ của trà dây chỉ xảy ra khi người dùng sử dụng quá liều lượng cho phép hoặc mua phải trà dây kém chất lượng, trà dây giả.
Cách sử dụng trà dây đúng chuẩn
Theo kinh nghiệm của những người làm trà dây thì trà dây ngon là loại có màu xanh nhạt, mùi thơm dịu, có nhiều phấn trắng bám trên búp chè. Nhiều người nhầm lẫn những phấn trắng này là trà bị mốc, tuy nhiên do nhựa trà dây tiết ra bám lại mới xuất hiện đốm trắng. Vì vậy, khi đi mua trà dây bạn cần quan sát và lựa chọn đúng loại tốt và chế biến đúng cách.
Cách uống trà dây chữa đau dạ dày như sau: Pha 10 -15 gam trà với 150 ml nước sôi rồi lắc nhẹ, đổ bỏ nước này đi. Tiếp đó cho 150 ml nước sôi vào ấm và chờ khoảng 10 phút để chè ngấm đều là có thể dùng được.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trà dây khô bị pha trộn và chứa chất bảo vệ thực vật, vì vậy nên lưu ý kỹ khi lựa chọn mua sản phẩm. Trà dây khô khi pha nóng sẽ có màu nâu đỏ, nâu cánh gián, vị ngọt mát dễ uống, không có màu như chè xanh.
Liều lượng trung bình của trà dây một người là 60 – 70 gam/ngày, nên uống trà trước bữa ăn 20 – 30 phút, đây là thời điểm tốt nhất để chè phát huy tác dụng. Tuyệt đối không uống quá liều lượng trên vì có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến sức khoẻ.
Trà có thể uống nóng hoặc lạnh nhưng tốt nhất là dùng lúc trà còn nóng. Không dùng trà dây để qua đêm vì có thể gây đau bụng do các vi sinh vật lên men gây ra.
Vì màu đốm trắng trên trà rất dễ bị nhầm lẫn với nấm mốc nên chúng ta cần bảo quản trà dây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào gây ẩm mốc.
Khi người bệnh đang uống trà dây để chữa các bệnh về dạ dày cần phải kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng, cân bằng. Hạn chế ăn thức ăn có vị chua, chứa nhiều axit như dưa muối, cà muối, xoài xanh. Không ăn các gia vị kích thích dạ dày như ớt, tiêu…, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tác dụng của trà dây trong điều trị bệnh dạ dày và hỗ trợ điều trị các bệnh khác. Tuy nhiên, người dùng cần nắm bắt về cách sử dụng trà thì mới mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh, không nên sử dụng bừa bãi, tránh những nguy cơ đáng tiếc cho sức khoẻ.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...