Cụ thể, theo VietNamNet, các bác sĩ khoa Ngoại thận tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), vừa tiến hành phẫu thuật lấy 12 viên sỏi lớn trong bàng quang của bệnh nhân N.V.P. (83 tuổi) nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt, thỉnh thoảng có lẫn máu.

Sau khi tiến hành thăm khám và và dựa vào kết quả chụp CT ổ bụng, siêu âm, các bác sĩ phát hiện người bệnh có những viên sỏi lớn ở bàng quang cần được phẫu thuật. Khi mổ, các bác sĩ đã lấy được 12 viên sỏi rất lớn, hình tròn, kích thước mỗi viên khoảng 2cm. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Trung, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí, đây không phải là trường hợp đầu tiên bị sỏi bàng quang với kích thước lớn mà các bác sĩ đã xử lý thành công.

Hình ảnh các viên sỏi được lấy từ bàng quang của bệnh nhân. Ảnh: VietNamNet

Đối với trường hợp này, tuyến tiền liệt lớn khiến bà P. đi tiểu không hết, gây ra tình trạng ứ đọng và hình thành sỏi. Việc lấy sỏi để giải quyết tình trạng trước mắt là tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt cho người bệnh. Tuy nhiên, muốn giải quyết triệt để tình trạng tạo sỏi, bệnh nhân phải được phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt.

Bác sĩ Trung khuyến cáo hiện nay tình trạng người mắc các bệnh lý về sỏi bàng quang ngày càng nhiều. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thói quen nhịn tiểu, uống ít nước.

Tiểu ra máu thường có 2 loại chính:

Tiểu ra máu đại thể: đây là tình trạng người bệnh có thể nhìn thấy rõ sự biến đổi màu sắc của nước tiểu bằng mắt thường. Nước tiểu có thể có màu đỏ, hồng hoặc có những sợi máu trong đó.

Tiểu ra máu vi thể: là tình trạng nước tiểu có lẫn máu.

Các bác sĩ thực hiện một ca phẫu thuật thận. Ảnh: Tuổi Trẻ

Do các bệnh lý về thận: là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiểu ra máu. Các bệnh lý về thận liên quan có thể kể đến:

Sỏi thận: Là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Nếu chụp thận UIV hay siêu âm thấy sỏi chứng tỏ bạn đã mắc sỏi thận.

Viêm cầu thận cấp: Thường gắn với đái máu vi thể. Trước đó bệnh nhân thường có dấu hiệu nhiễm trùng da, họng, đi kèm với sốt, đau ở 2 bên vùng thắt lưng.

Viêm thận - bể thận: triệu chứng sốt cao rét run, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau vùng thắt lưng, thận to và đau, cảm thấy đau vùng dưới rốn.

Lao thận: thường đi kèm với tổn thương viêm bàng quang. Triệu chứng dễ thấy là tiểu ra máu cuối bãi, tiểu mủ, hay đi tiểu lắt nhắt, són tiểu, đau khi tiểu xong. Kết quả chụp UIV cho thấy đài thận bị cắt cụt, xét nghiệm nước tiểu có thể thấy có trực khuẩn lao.

Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ tiểu ra máu nặng, nhiều, không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u. Kết quả chụp UIV cho thấy khuyết thiếu một hay nhiều đài thận hoặc biến dạng đài - bể thận.

Thận đa nang: người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu ra mủ, nồng độ urê máu tăng, phát hiện khối u vùng hố thận khi khám. Kết quả chụp UIV cho thấy bể thận và đài thận dài ra và hẹp lại.

Nhồi máu thận: Bệnh nhân đột ngột đau vùng thắt lưng 1 bên, tiểu ít, có khả năng mắc kèm bệnh tim.

Theo Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, tiểu ra máu ở nữ có thể phòng ngừa tối ưu bằng cách chăm sóc sức khỏe tiết niệu và giữ gìn vệ sinh cho bản thân và môi trường sống. Một số những hoạt động có thể phòng ngừa tiểu máu ở nữ gồm:

Uống nhiều nước

Hạn chế nhịn tiểu

Không đi tiểu ngay sau khi vừa quan hệ tình dục để tránh bị nhiễm trùng

Chế độ dinh dưỡng không làm ảnh hưởng đến nguy cơ tiểu ra máu ở nữ. tuy nhiên để phòng ngừa các bệnh về thận, bạn nên thực hiện chế độ ăn oits muối, ăn mặn

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá,…