Khái niệm về suy hô hấp

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu cũng như phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh, mỗi người cần làm rõ vấn đề suy hô hấp là gì?

Theo các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor cho biết: Suy hô hấp là sự trở ngại nghiêm trọng trong chức năng hô hấp ngoài của con người. Cơ thể không duy trì đủ sự trao đổi khí dẫn đến thiếu oxi hoặc tích tụ CO2 quá nhiều, gây ra một loạt các triệu chứng tổng hợp lâm sàng về chức năng sinh lý và rối loạn trao đổi chất.

Suy hô hấp là gì? - Ảnh minh họa: Internet

Ở trạng thái yên tĩnh của áp suất khí quyển, con người hít thở không khí trong nhà nếu nồng độ oxi trong máu động mạch (PaO2) < 8kPa(60mmHg) và nồng độ Cacbon điôxít trong máu động mạch (PaCO2) > 6.7kPa (50mmHg) thì có thể được chẩn đoán là suy hô hấp.

Phân loại suy hô hấp từ các nguyên nhân gây bệnh cụ thể

Thông thường, suy hô hấp được chia thành 2 nhóm, bao gồm suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mạn tính.

Trong đó, suy hô hấp cấp là trường hợp mà chức năng hô hấp vốn có vẫn bình thường khỏe mạnh, sau đó do nguyên nhân bộc phát từ những căn bệnh liên quan mà dẫn đến tình trạng tổn thương nghiêm trọng khả năng thông khí hoặc trao đổi khí của cơ thể.

Suy hô hấp cấp khiến người bệnh không thể trao đổi khí trong cơ thể gây ra nguy hiểm khôn lường - Ảnh minh họa: Internet

Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp mang tính đột ngột phát sinh gồm có những sự cố về não hoặc mạch máu, trúng độc do thuốc gây ức chế trung khu hô hấp, tê liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn phổi v.v… Lúc này, người bệnh không có khả năng nhanh chóng trao đổi và lưu thông khí trong cơ thể, nếu không kịp thời cứu chữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Phổi bị tắc nghẽn có thể dẫn đến suy hô hấp mạn - Ảnh minh họa: Internet

Suy hô hấp mạn lại là triệu chứng thường gặp ở các bệnh về hô hấp mãn tính, điển hình như phổi bị tắc nghẽn mãn tính, hạch phổi ở mức độ nặng v.v… Sự tổn thương chức năng hô hấp dần dần tăng lên, mặc dù khiến bệnh nhân cảm giác thiếu hụt O2 hoặc tích trữ quá nhiều CO2 nhưng cơ thể vẫn có thể thích ứng nên kéo dài bệnh.

Những dấu hiệu điển hình để nhận biết suy hô hấp

Khó khăn trong hô hấp là dấu hiệu suy hô hấp rõ rệt và điển hình nhất. Tuy nhiên, ban đầu rất nhiều người bệnh chủ quan, chỉ cho rằng không khí trong môi trường không đủ làm cho hít thở phải dùng sức và số lần hô hấp cũng nhiều hơn bình thường. Độ sâu và tiết tấu hô hấp cũng thay đổi.

Thiếu oxi cũng là một đặc trưng phổ biến của suy hô hấp. Do mức độ suy giảm huyết sắc tố động mạch tăng lên nên khiến cho thùy tai, môi, niêm mạc khoang miệng, móng tay đều có hiện tượng phảng phất màu xanh tím.

Khó thở là một dấu hiệu điển hình và rõ rệt của suy hô hấp - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh thường gặp nhiều ở suy hô hấp cấp. Bệnh nhân có biểu hiện về tinh thần như bồn chồn bất an, nói sảng, co giật, hôn mê. Ngoài ra, người bị suy hô hấp còn dễ bị mất cân bằng giữa axit và kiềm, đồng thời cũng rối loạn nước và chất điện giải do CO2 tích tụ gây trúng độc khí.

Cũng do thiếu O2 và dư thừa CO2 trong cơ thể mà chức năng hệ tuần hoàn cũng bị ảnh hưởng, cụ thể như tim đập nhanh, huyết áp cao.

Trường hợp nghiêm trọng còn xuất hiện rối loạn nhịp tim theo nhiều kiểu, thậm chí có thể dẫn đến tim ngừng đập. CO2 còn khiến các mao mạch và tĩnh mạch bị giãn nở, người bệnh có biểu hiện đổ mồ hôi nhiều, phù kết mạc, phì cổ tĩnh mạch v.v…

Ngoài ra, suy hô hấp còn làm tổn hại đến hệ tiêu hóa và tiết niệu, thậm chí nghiêm trọng hơn còn làm giảm chức năng của gan, thận. Một số triệu chứng phổ biến phải kể đến như niêm mạc dạ dày, đường ruột bị phù nước hoặc xung huyết, xuất huyết đường tiêu hóa.

Suy hô hấp còn có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa- Ảnh minh họa: Internet

Chăm sóc và điều trị suy hô hấp như thế nào để đạt hiệu quả?

Cung cấp lượng oxi hợp lý

Xử trí suy hô hấp, đặc biệt là ở mức độ II thì nên cung cấp ống thở oxi với nồng độ thấp (25%~29%) và lưu lượng cũng tương đối nhỏ (1~2L/min). Việc này là để tránh tình trạng thay đổi lượng oxi quá nhanh dẫn đến ức chế trung khu hô hấp của người bệnh.

Cung cấp oxi cho người bị suy hô hấp cần ở mức độ vừa phải để tránh ức chế trung khu hô hấp - Ảnh minh họa: Internet

Trong quá trình bệnh nhân được bổ sung oxi từ bên ngoài nếu các triệu chứng như hô hấp khó được cải thiện, nhịp tim chậm lại gần tương đối gần với mức bình thường thì chứng tỏ phương pháp trị liệu bằng oxi đã có hiệu quả. Nếu hô hấp quá chậm hoặc trở ngại ý thức tăng nặng thì nên cảnh giác thêm tình trạng CO2 tích tụ dư thừa.

Cải thiện khả năng thông khí

Kịp thời làm sạch dịch viêm cho người bị suy hô hấp, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì nên khuyến khích dùng sức để ho khạc đàm. Trong trường hợp các dịch viêm đậm đặc thì cần các dung dịch làm loãng hoặc các động tác hỗ trợ như trở người, vỗ vào lưng người bệnh v.v… Nếu bệnh nhân hôn mê thì cần sử dụng máy hút dịch, đảm bảo đường hô hấp lưu thông dễ dàng.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ức chế tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể cho người bệnh dùng thêm dung dịch kích thích hô hấp để duy trì khả năng lưu thông khí trong cơ thể. Người thân nên chú ý quan sát các phản ứng của người bệnh sau khi uống thuốc.

Sử dụng thuốc hay dung dịch kích thích hô hấp đều phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa - Ảnh minh họa: Internet

Suy hô hấp có thể xảy ra nhiều triệu chứng nguy hiểm ở những bộ phận khác nhau của cơ thể. Chính vì vậy, người thân nên đặc biệt quan tâm và thận trọng để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của bệnh nhân. Một khi có vấn đề cho thấy bệnh tình chuyển biến nặng thì nhanh chóng đến bệnh viện để xử lý.

Người bị suy hô hấp cần chú ý gì trong chế độ ăn uống

Người suy hô hấp nên ăn uống thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng. Nếu bệnh nặng thì nên chế biến các món dạng lỏng hoặc bán lỏng là chủ yếu. Đồng thời, bệnh nhân không thích hợp ăn quá mặn, quá ngọt và kiêng các vị cay nóng gây kích thích. Đặc biệt cai thuốc lá là điều quan trọng phải làm.

Thức ăn cho người bị suy hô hấp nên dạng lỏng hoặc bán lỏng để dễ tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Một số trường hợp nghiêm trọng dễ khiến người bị suy hô hấp giảm cảm giác thèm ăn, hay bị buồn nôn và nôn, tâm trạng bất an, mất ngủ dẫn đến nhiệt lượng cung cấp cho cơ thể càng thiếu hụt. Do đó, người chăm sóc nên cố gắng tạo thực đơn ăn uống đa dạng, đủ dưỡng chất nhưng vẫn thanh đạm và nhiều thành phần nước.

Khi bệnh diễn biến tốt hơn, chế độ ăn uống của người bệnh có thể tăng cường protein và vitamin nhưng vẫn phải đảm bảo dễ tiêu hóa, ăn ít nhưng chia ra nhiều bữa, thậm chí mỗi ngày nên ăn 5 đến 6 cữ là hợp lý. Nếu có dùng thuốc lợi tiểu thì có thể ăn thêm chuối, cà chua, quýt v.v…

Giai đoạn hồi phục có thể bổ sung thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả nhưng các món ăn vẫn nên chế biến ít dầu mỡ, hạn chế tối đa đường và muối để giúp người bệnh nhanh chóng đạt sức khỏe tốt và không bị tái phát bệnh.

Nguồn:

https://jbk.familydoctor.com.cn/zz1050/