Sức khỏe bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ 2 ở Việt Nam hiện ra sao?
Sáng 22/10, nguồn tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, nữ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ 2 ở Việt Nam vẫn đang được theo dõi sát tại đây.
Hiện bệnh nhân ổn định, không sốt, vẫn còn các vết tổn thương rải rác trên da nhưng mụn nước mới không xuất hiện, sinh hoạt bình thường. Các bác sĩ vẫn đang tiếp tục theo dõi triệu chứng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Trước đó như Dân trí đã thông tin, trường hợp mắc đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam là một phụ nữ 38 tuổi, thường trú tại tỉnh Tuyên Quang, đi du lịch Dubai trong khoảng thời gian từ ngày 29/9 đến 18/10. Bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ từ ngày 11/10 với sốt kèm mệt mỏi, buồn nôn và xuất hiện các mụn mủ rải rác trên cơ thể.
Qua khai thác dịch tễ, người phụ nữ này và người bệnh mắc đậu mùa khỉ đầu tiên (nay đã khỏi bệnh) đã có thời gian ở cùng nhà và sinh hoạt chung. Khi biết bạn có các triệu chứng tương tự, bệnh nhân đầu tiên đã thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) biết để hỗ trợ cách ly, chẩn đoán và điều trị.
Nắm thông tin, lực lượng kiểm dịch viên y tế của HCDC đã phối hợp với đội y tế khẩn nguy sân bay tiếp cận ngay người bệnh ngay khi tàu bay vừa hạ cánh và đưa vào khu vực riêng để thực hiện khám sàng lọc và khai thác các yếu tố dịch tễ.
Sau khi xác định đủ yếu tố nghi mắc đậu mùa khỉ, HCDC đã phối hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 đưa người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM để cách ly, xét nghiệm và điều trị, đồng thời thực hiện khử trùng tàu bay theo quy định.
Ngày 19/10, xét nghiệm PCR của bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho kết quả dương tính. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân vẫn đang được điều tra dịch tễ để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Theo Bộ Y tế, các triệu chứng thường thấy của bệnh đậu mùa khỉ là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.
Các biến chứng có thể xảy ra của đậu mùa khỉ gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực. Bệnh có tỷ lệ tử vong dao động 0-11%.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!