Sự thật ăn trứng ngỗng sẽ giúp con thông minh hơn?
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp thai nhi phát triển tốt đặc biệt là phát triển trí não, giúp con sau này sinh ra được thông minh, lanh lợi.
Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh.
Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của bà bầu, bổ sung viên sắt/acid folic trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này... chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không. Đây là chia sẻ của BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa trên báo điện tử VOV.
Thành phần dinh dưỡng không bằng trứng gà
Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.
Tuy nhiên, về mặt giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà.
Cũng theo báo VOV, kết quả từ của một cuộc nghiên cứu cho thấy, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà).
Trong 100 gam trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%).
Ngoài ra, về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô dáo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng, vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.
Có thể mắc béo phì, cao huyết áp vì ăn nhiều trứng ngỗng
Cũng theo thông tin đưa trên tờ Khám phá, so với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).
Hàm lượng cholesterol và giàu lipid có nhiều trong trứng ngỗng chính là những chất không có lợi cho sức khoẻ và hệ tim mạch của phụ nữ có thai. Chị em có thể bị thừa cân, béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,… nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.
Lời khuyên của các bác sỹ
Các mẹ nên biết, mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau - không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng. Vì thế, mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 2 - 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó khăn lại khó tiêu, gây trở ngại với sức khỏe bà bầu.
Đồng thời, cũng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, để các thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau. Bà bầu có thể bổ sung trứng gà, trứng ngỗng, trứng chim cút vào thực đơn mỗi ngày tuy nhiên cần ăn ở mức độ vừa phải, với trứng gà là 3-4 quả 1 tuần, trứng ngỗng chỉ nên ăn 1 quả/tuần. Vì vậy các bà bầu đừng bao giờ ép mình ăn nếu cơ thể không có nhu cầu.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.