Sốt xuất huyết tuyệt đối không làm điều này nếu không muốn bệnh nặng hơn!
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Vũng Tàu đã điều trị thành công cho bệnh nhân N.T.M.X (29 tuổi, TP. Vũng Tàu) bị sốc sốt xuất huyết nặng với biến chứng tổn thương gan, tổn thương cơ tim sau 4 ngày tự điều trị.
Theo thông tin từ người nhà, bệnh nhân có triệu chứng sốt cao 4 ngày kèm đau nhức, ăn uống kém, người nhà tự mua thuốc cho uống. Sau khi uống thuốc, bệnh nhân bớt sốt nhưng vẫn thấy rất mệt nên đã đến viện trong tình trạng mệt mỏi, chi mát, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp tụt, kẹp, xét nghiệm NS1 dương tính, được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng.
Ngay sau khi vào Khoa Cấp cứu, bệnh nhân được truyền dịch chống sốc theo phác đồ của Bộ Y tế. Tuy nhiên, diễn tiến bệnh không thuận lợi, tốc độ thất thoát huyết tương lớn, tổn thương gan, tổn thương cơ tim, ra kinh bất thường lượng nhiều, tràn dịch đa màng... trong đó tràn dịch toàn bộ màng phổi phải.
Bệnh nhân đã được chuyển đến Khoa Nội tổng hợp và được điều trị tích. Sau 3 ngày điều, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, bớt khó thở, ăn uống được, mạch huyết áp ổn… Hiện tại, bệnh nhân đã ngưng thở máy, ngưng thở oxy, kháng sinh và đã được xuất viện sau 8 ngày điều trị.
Ảnh minh họa
BSCKI. Lê Quốc Bàn - Trưởng Khoa Nội tổng hợp khuyến cáo, sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy đa tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Vì vậy, người dân khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người… cần phải đến cơ sở y tế khám và có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Những điều nhất định phải biết khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết
- Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ. Nghỉ ngơi tại giường, tránh căng thẳng.
- Uống nhiều nước, bù nước và điện giải bằng ORS hàng ngày, tăng cường nước hoa quả ép như cam, bưởi, chanh, nước dừa, không uống rượu bia, café và các loại nước có gas.
- Súc họng bằng nước muối hoặc nước súc họng, không dùng bàn chải đánh răng đến khi có hướng dẫn của nhân viên y tế.
Ảnh minh họa
- Chế độ dinh dưỡng
Nên: Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường uống nhiều nước.
Không nên: Ăn thức ăn hay nước uống có màu nâu hoặc đỏ (tiết canh, sô cô la, cà phê, các loại đậu sẫm màu..) vì dễ gây nhầm với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa.
- Các dấu hiệu cần chú ý và theo dõi
Theo dõi thân nhiệt tối thiểu 3 lần/ngày, số lượng nước tiểu mỗi ngày, tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy.
Chú ý tình trạng tri giác: tỉnh táo hay kích thích, lơ mơ và tình trạng xuất huyết nếu có: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu âm đạo, đại tiện ra máu hoặc có phân đen, nôn ra máu, tiểu ra máu.
Lưu ý: Báo ngay nhân viên y tế khi có các dấu hiệu chảy máu: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen và tri giác lơ mơ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....