Sốt xuất huyết thể nặng, tiểu cầu lao dốc chỉ còn 15, mẹ Hà thành 32 tuổi may mắn vượt qua “cửa tử” nhờ thực phẩm bán đầy ngoài chợ
Chia sẻ về hành trình “sống sót” qua trận sốt xuất huyết rất nặng PV Phụ nữ Sức khỏe, chị Huyền vẫn chưa hết rùng mình sợ hãi.
Sốt cao 39 độ C liên tục trong 6 ngày, chị bắt đầu có biểu hiện tụt tiểu cầu. Chóng mặt, mệt mỏi nhiều và nôn nhiều, chị xét nghiệm tiểu cầu lao dốc chỉ còn 15, trong khi chỉ số tiểu cầu quy định từ 150 – 450.
Chị Huyền may mắn vượt qua trận sốt xuất huyết "thập tử nhất sinh" nhờ phát hiện bệnh sớm và chăm sóc tốt, điều trị tuân thủ phác đồ. Ảnh: NVCC
Lúc đó, chị vẫn còn tỉnh táo, máu chảy khắp mũi và khoang miệng, cảm giác tức ngực, khó thở. Kết quả chụp chiếu cho thấy chị Huyền bị tràn dịch màng phổi.
“Cả nhà hốt hoảng, bác sĩ cũng sợ xanh mặt vì chỉ số tiểu cầu xuống quá thấp”, chị Huyền nhớ lại.
Kết quả xét nghiệm tiểu cầu chỉ còn 15 ở mức báo động. Ảnh: NVCC
Nhờ có sự tư vấn, điều trị của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp chế độ ăn giàu sắt, chị may mắn thoát khỏi trận sốt xuất huyết “thập tử nhất sinh”.
Theo chị Huyền, tuân thủ phác đồ điều trị và chế độ chăm sóc là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người bệnh sốt xuất huyết vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Ngoài ra, thể lực tốt nhờ việc chăm chỉ tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những yếu tố giúp chị chống đỡ bệnh tật.
Dưới đây là những bí kíp “vượt cửa tử” sốt xuất huyết mà chị Huyền đã thực hiện trong suốt 14 ngày qua.
Không tự uống thuốc bừa bãi
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút chứ không phải vi khuẩn. Cho nên, khi bị bệnh tuyệt đối không dùng kháng sinh.
“Vũ khí” giúp người bệnh chống chọi với bệnh sốt xuất huyết là thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, vũ khí này cần được sử dụng đúng cách. Đó là hạ sốt bằng Paracetamol đơn chất, uống đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh quá liều. Tuyệt đối tránh hạ sốt bằng Aspirin hoặc Ibuprofen vì thuốc có tác dụng phụ loét dạ dày, tăng nguy cơ chảy máu.
Không tự ý truyền dịch
Qua sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, chị được biết truyền dịch bừa bãi sẽ dẫn đến quá tải dịch truyền, phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
Chế độ ăn giàu chất sắt và chăm chỉ bù nước
Mỗi ngày, chị uống bù nước Oresol 2 – 3 lít, pha đúng tỉ lệ với nước nguội, pha ngày nào uống ngày đó. Về chế độ ăn, chị Huyền được bác sĩ tư vấn ăn chế độ giàu sắt với thực phẩm như gan bò, thịt bò, bí đỏ… Những thực phẩm này rất dễ mua, bán nhiều ở các chợ dân sinh và không hề đắt tiền. Không ăn đồ quá nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Theo dõi sát sao
Sau hạ sốt (khoảng từ ngày thứ 4 trở đi của bệnh) là lúc nguy hiểm nhất. Chị Huyền được các bác sĩ thực hiện chế độ theo dõi sát sao. Thậm chí phải theo dõi xem sản phẩm “đầu ra” bởi chị bị xuất huyết đường tiêu hóa.
“Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ chủ quan, coi thường, đặc biệt là thời điểm hạ sốt trong khi đây là lúc nguy hiểm nhất. Tôi cho rằng việc tuân thủ phác đồ điều trị, chăm sóc tốt quyết định rất lớn đến sự phục hồi của người bệnh, thoát khỏi nguy hiểm chỉ trong gang tấc”, chị Huyền chia sẻ.
Theo khuyến cáo mới nhất của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Đó là đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo khi bị sốt, người dân đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà để tránh biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...