So sánh hiệu quả bảo vệ của 3 vắc xin Moderna, Pfizer, Janssen: Nghiên cứu quan sát thực tế người sau tiêm
Tại Mỹ, có 3 loại vắc xin đang phổ biến rộng rãi là Pfizer, Moderna và Janssen, đây là các loại vắc xin được đánh giá cao hiện nay. Hiện ở Việt Nam cũng có sử dụng các loại vắc xin này để phòng tránh nCoV cho người dân.
Nhiều người thắc mắc trong những loại vắc xin này loại nào hiệu quả nhất, khác nhau thế nào. Câu trả lời đã có công trình nghiên cứu so sánh 3 loại này rồi nhé.
Một nghiên cứu đã được tiến hành để so sánh hiệu quả của cả ba loại vắc xin trên. Kết quả cho thấy, vắc xin Moderna hiệu quả hơn một chút so với Pfizer trong khả năng ngăn ngừa nguy cơ nhập viện. Vắc xin Janssen của Johnson & Johnson đứng thứ ba, nhưng vẫn cung cấp khả năng bảo vệ 71%.
Vắc xin của Pfizer cung cấp 88% khả năng bảo vệ khỏi phải nhập viện, trong khi chỉ số này ở Moderna là 93%.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đứng đầu nghiên cứu trên toàn quốc về tiêm chủng liên quan đến hơn 3.600 người lớn nhập viện vì Covid-19 từ tháng 3 đến tháng 8.
Họ cũng xem xét kháng thể trong máu của 100 tình nguyện viên khỏe mạnh sau khi tiêm một trong ba loại vắc xin có sẵn. Đối tượng tham gia không bị các bệnh liên quan tới suy giảm miễn dịch.
"Những dữ liệu thực tế này đưa ra một số khác biệt về mức độ bảo vệ của các loại vắc xin. Tuy nhiên, tất cả vắc xin được Mỹ phê duyệt đều cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể ngăn ngừa nhập viện vì Covid-19", báo cáo ghi nhận.
Các nhà khoa học phát hiện sự khác biệt lớn nhất giữa vắc xin Moderna và Pfizer là do sự sụt giảm hiệu quả của Pfizer bắt đầu khoảng 4 tháng sau khi tiêm đủ 2 mũi.
"Sự khác biệt về hiệu quả giữa hai loại vắc xin có thể do hàm lượng mRNA trong vắc xin Moderna cao hơn, sự khác biệt về thời gian giữa 2 liều (3 tuần đối với Pfizer và 4 tuần đối với Moderna) hoặc sự khác biệt giữa các nhóm người được tiêm”, nghiên cứu viết.
Hiệu quả của vắc xin Pfizer là 91% sau khi tiêm liều thứ 2 được 14 ngày nhưng giảm xuống còn 77% sau 4 tháng.
Các vắc xin của Pfizer và Moderna đều sử dụng vật liệu di truyền là RNA thông tin để cung cấp khả năng miễn dịch, nhưng chúng sử dụng liều lượng khác nhau và công thức hơi khác nhau. Vắc xin Janssen sử dụng một loại virus cảm lạnh thông thường bất hoạt để mang các chỉ dẫn di truyền vào cơ thể.
Nhóm tác giả cho biết: “Một liều duy nhất của vắc xin Janssen có phản ứng kháng thể kháng SARS-CoV-2 và hiệu quả chống lại nguy cơ nhập viện thấp hơn. Hiểu được sự khác biệt về hiệu quả của từng loại vắc xin có giúp đưa ra các quyết định cá nhân, khuyến nghị chính sách liên quan đến mũi tăng cường”.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những hạn chế. Phân tích không xem xét tới các đối tượng như trẻ em, người lớn bị suy giảm miễn dịch hoặc hiệu quả của vắc xin chống lại Covid-19 thể nhẹ. Thêm vào đó, các tình nguyện viên chỉ được theo dõi trong 29 tuần - khoảng 6 tháng.
Trước đó hồi tháng 7 báo chí cũng từng chia sẻ kết quả so sánh hiệu quả của vắc xin Pfizer và AstraZeneca ở từng độ tuổi.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London ghi nhận 85% người Anh cao tuổi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca phát triển các kháng thể chống lại nCoV. Tỷ lệ này ở vắc xin Pfizer là 98%.
Tuy nhiên, cả Pfizer và AstraZeneca đã được chứng minh rất hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh nặng và nguy cơ qua đời.
"Số lượng kháng thể sau một liều vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer khác nhau. Nhưng cả 2 loại đều yêu cầu liều thứ hai để vô hiệu hóa virus", Giáo sư Graham Cooke, Đại học Hoàng gia London cho biết.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....