Số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt lên hơn 1.000 ca trong ngày, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.532.103 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.541 ca nhiễm).
Trong ngày 16/4, có 159 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.073.566 liều.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua, thành phố cũng ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng.
Hiện toàn thành phố còn tồn khoảng hơn 4.600 liều vaccine phòng Covid-19, trong đó có 870 liều AstraZeneca. Dự kiến, ngày mai (18/4), thành phố sẽ cấp 10.000 liều vaccine AstraZeneca cho các quận, huyện, thị xã để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho người dân.
Tính đến ngày 16/4, toàn thành phố còn 566 trường hợp đang điều trị, trong đó có 299 trường hợp bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà (chiếm 53%); 237 trường hợp bệnh nhân có triệu chứng trung bình (chiếm 42%); 27 trường hợp bệnh nhân mức độ nặng phải thở ô xy hỗ trợ qua kính/mask (chiếm 5%); 2 bệnh nhân mức độ nặng phải thở máy điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và 1 trường hợp đã chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, để chủ động công tác điều trị, ngày 17/4, Bộ Y tế vừa có công văn tăng cường công tác thu dung, điều trị ca bệnh Covid-19 gửi các cơ sở y tế.
Theo Bộ Y tế, qua phân tích nhóm từ 50 tuổi trở lên chiếm hơn 30%, số ca nhập viện tăng và đã có 10 ca nặng. Riêng 3 ngày qua (14-16/4/2023) đã ghi nhận 2.272 ca mắc mới, trung bình mỗi ngày có 757 ca mắc.
Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, bảo đảm thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh Covid-19 nhằm phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh theo nguyên tắc 4 tại chỗ; dự trù thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.
Đồng thời, chủ động nâng cao năng lực điều trị đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện.
Tại các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi,…), khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật….
Đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ Covid-19 nằm tại các bệnh viện, khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ Covid-19 khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng. Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị Covid-19 gửi xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.
Cũng theo Báo Người Lao Động, trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tăng mỗi ngày, Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Bộ Y tế cũng quy định các trường hợp bắt buộc phải sử dụng khẩu trang gồm: Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19; tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4.
Ngoài ra, việc bắt buộc đeo khẩu trang được quy định tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của nhiều căn bệnh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.