Sinh mổ tối đa được mấy lần để an toàn cho cả mẹ và bé?
Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ "chuộng" sinh mổ bởi ưu điểm lớn nhất là giúp giảm đau đớn. Đồng thời, trong một số trường hợp, sinh mổ còn giúp mẹ bầu giảm rủi ro do sức khỏe hay thai nhi quá lớn, hoặc bị dị tật.
Tuy nhiên, phương pháp sinh mổ chỉ thực sự cần thiết nếu mẹ hoặc thai nhi gặp vấn đề trước và sau khi chuyển dạ. Bởi phương pháp này kéo theo khá nhiều nguy cơ với mẹ bầu trong những lần mang thai tiếp theo, đặc biệt nguy hiểm với những trường hợp mang thai lại sớm hơn sau lần mổ trước.
Ưu và nhược điểm của phương pháp sinh mổ
Ưu điểm
Do dùng thuốc gây tê nên các mẹ bầu sẽ giảm bớt cảm giác đau đớn khi sinh mổ.
Được sử dụng cho những mẹ bầu không đủ khả năng và sức khỏe sinh thường như những mẹ bầu bị mắc bệnh tim hay những vấn đề phổ biến như: Biến chứng thai kỳ, thai nhi dị tật, thai nhi quá to,...
Không mất thời gian hay chịu đau đớn trong hàng tiếng đồng hồ như sinh thường. Thông thường, một ca sinh mổ chỉ mất 30 phút.
Nhược điểm
Mất thẩm mỹ vì có vết sẹo khá lớn ở vùng bụng.
Do sử dụng thuốc mê quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ, gây tụt huyết áp, dị ứng,... cho bà bầu.
Sau khi sinh mổ, mức độ phục hồi sẽ lâu và đau đớn hơn so với sinh thường, con sinh ra bằng phương pháp sinh mổ sẽ không được tiếp xúc với vi khuẩn từ âm đạo của người mẹ, nên hệ miễn dịch cũng sẽ kém hơn.
Nếu đã từng sinh mổ một lần thì sẽ phải tiếp sử dụng phương pháp này trong lần mang thai tiếp theo.
Trường hợp vết mổ không được chăm sóc kỹ càng, an toàn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, viêm bàng quang, dính tử cung,...
Có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ trong lần mang thai sau hơn những mẹ sinh thường.
Phải mất vài ngày sau sinh mổ, ngực mới bắt đầu sản xuất sữa do cơ thể còn chưa hồi phục.
Nếu mới sinh mổ xong chưa được 2 năm đã mang thai thì rất có khả năng sẽ bị nứt vết mổ.
Trường hợp bắt buộc phải sinh mổ
Đối với những bà bầu có sức khỏe yếu, mang song thai hoặc đa thai hay gặp các biến chứng thai kỳ như: Nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, suy thai, sa dây rốn,… thì sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Đồng thời, còn có trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh thận, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,... hay khung xương chậu quá hẹp, có tiền sử bị tiền sản giật, từng sinh mổ, sinh non và thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Sinh mổ tối đa được mấy lần để an toàn cho cả mẹ và bé?
Theo bộ y tế khuyến cáo thì các mẹ chỉ nên sinh mổ tối đa 3 lần, sau đó nên thắt lại vòi tử cung để tránh thai. Bởi vết sẹo trên thành tử cung ở những lần sinh mổ trước sẽ khiến thành tử cung bị tổn thương, nếu mổ nhiều lần sẽ bị đau co thắt và có nguy cơ xảy ra nhiều tình trạng xấu như đau cài răng lược, vỡ tử cung, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của các mẹ bầu.
Bên cạnh số lần sinh mổ, các mẹ cũng cần quan tâm đến khoảng cách giữa 2 lần sinh. Theo đó, để vết sẹo trên thành tử cung hoàn toàn hồi phục, hai lần sinh mổ cần cách ít nhất là 2 năm.
Một số lưu ý sau khi sinh mổ
Mẹ bầu sau khi sinh mổ cần được nghỉ ngơi, tịnh dưỡng trong thời gian dài.
Không nên ăn những thực phẩm khiến vết sẹo bị lồi như tôm, cua, rau muống...
Không cử động mạnh làm ảnh hưởng đến vết mổ. Đồng thời, vệ sinh vết mổ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
Khoảng cách mang thai sau khi sinh mổ ít nhất là 2 năm, để vết mổ được hồi phục hẳn.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.