Bố mẹ chồng tôi làm kinh doanh vật liệu xây dựng nên rất có điều kiện. Có lẽ vì giao tiếp với nhiều người nên ông bà có suy nghĩ rất văn minh. Kinh doanh lớn vậy nhưng không bao giờ bố mẹ chồng mê tín, xem ngày giờ. Ngay cả việc con dâu sinh cháu trai hay gái cho nhà chồng, họ đều không quan trọng miễn là các cháu khỏe mạnh, ngoan ngoãn.

Khi tôi sinh con gái đầu lòng, hôm đầy tháng bố mẹ chồng cho hẳn 100 triệu. Bà bảo thưởng cho con dâu mang thai nhọc nhằn suốt 9 tháng, vượt cạn bao đau đớn mới sinh được cháu nội. Số tiền này giữ làm của riêng, thích mua sắm hay cho ai thì cho.

 

Khi tôi sinh con gái đầu lòng, bố mẹ chồng cho hẳn 100 triệu vì mang thai nhọc nhằn suốt 9 tháng, vượt cạn bao đau đớn mới sinh được cháu nội.  (Ảnh minh họa)

Bản thân tôi còn nghĩ, chắc sinh con đầu cháu sớm cho nhà chồng nên ông bà nội mới thương vậy thôi. Vì thế lần 2 mang bầu, tôi cứ nghĩ bố mẹ chồng sẽ chẳng quý hóa nữa. Vậy nhưng ngay khi biết con dâu 2 vạch là mẹ chồng gọi điện giọng rất sốt sắng. Bà còn bảo từ giờ con dâu chỉ việc đi làm và tự chăm sóc bản thân suốt thai kỳ, cháu nội cứ để bà chăm từ A-Z.

Thậm chí từ ngày bầu bí, chẳng hiểu sao tôi bị chứng đi tiểu nhiều lần. Sợ tôi gặp vấn đề sức khỏe, mẹ chồng bắt con dâu đi khám kỹ càng. Dù bác sĩ nói khi mang thai, thận phải làm việc thêm 30 - 50% để lọc thêm khối lượng máu, điều này làm lượng urê tăng vọt và bàng quang cũng chứa nhiều nước tiểu hơn. Ngoài ra, dạ con ngày càng lớn, chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu khó chịu, phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, kể cả ban đêm. Tình trạng này sẽ giảm dần nên không phải quá lo lắng.

Bác sĩ đã nói vậy nhưng mẹ chồng vẫn tìm đủ mọi cách để hạn chế tình trạng tiểu đêm cho con dâu ngủ ngon hơn. Chính bà thường xuyên gửi cho tôi các bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu cùng các cơ bắp xung quanh niệu đạo, giúp bàng quang kiểm soát tốt hơn. Dần dần nhờ mẹ chồng mà tôi cũng hạn chế được cảm giác buồn tiểu.

Suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ chồng luôn chăm sóc con dâu tận tình và vui vẻ. Nhà có điều kiện, bà chẳng tiếc tiền mua các đồ ngon về tẩm bổ cho con cháu.

Chiều 29 Tết sau khi cả nhà vừa ăn tất niên xong thì tôi có dấu hiệu chuyển dạ. Thấy vậy, bố mẹ chồng cuống quýt giục con trai đánh xe ra rồi cả nhà lục đục xách đồ kéo hết đến viện.

Cả nhà ở trong viện suốt 10 tiếng thì tôi mới sinh được. Lúc con cất tiếng khóc chào đời cũng là sáng 30 Tết. Khi bố mẹ chồng đón cháu thì ông bà cười híp mắt:

“Tài lộc nhà mình đây rồi, năm nay lộc ùn ùn đến nhà rồi nhé. Cháu nội tôi đáng yêu quá”.

Rõ là sinh vào ngày Tết bận rộn nhưng tôi được bố mẹ chồng chăm rất chu đáo. Ông bà còn bảo Tết năm nay sẽ không đi chúc Tết mà ở nhà chăm con dâu giặt giũ và nấu cơm cữ cho ăn.

Biết con dâu ở cữ không về Tết được nhà ngoại, bố mẹ chồng giục con trai phải mua quà bánh, biếu ông bà ngoại tiền Tết cũng như đưa con gái lớn về thăm hỏi, chúc Tết đằng ngoại.

Đấy như tôi sinh con ngày cuối năm, bố mẹ chồng cũng chẳng kiêng khem gì. Vậy mà trước đó nhiều người cứ xui bảo hay là tôi nên mổ sớm trước Tết hoặc làm sao để kéo dài đến những ngày đầu năm mới đẻ, đều rất nguy hiểm đến tính mạng hai mẹ con sản phụ vì quan niệm sinh con nên tránh những ngày "năm cùng tháng tận" bởi không may mắn, lại khó nuôi. Ngược lại nên sinh con vào những thời khắc đầu tiên của năm mới để khởi đầu một năm thuận lợi.

Thật sự được bố mẹ chồng thương tôi mừng lắm, cảm thấy mình có phúc lớn mới có nhà chồng tốt như vậy. (Ảnh minh họa)

May mắn bố mẹ chồng tôi không nghĩ như vậy, sinh con năm cũ hay năm mới đều được, miễn con đủ tháng đủ ngày chuyển dạ muốn chào đời. Thật sự được bố mẹ chồng thương tôi mừng lắm, cảm thấy mình có phúc lớn mới có nhà chồng tốt như vậy.

Sản phụ có nên tránh sinh con những ngày "năm cùng tháng tận" vì e ngại không may mắn, khó nuôi không?

Một số vợ chồng trẻ quan niệm sinh con nên tránh những ngày "năm cùng tháng tận" vì cho rằng không may mắn, lại khó nuôi. Hơn nữa, họ cũng không muốn con vừa chào đời đã phải chịu thêm 1 tuổi của năm cũ nên nhất quyết muốn sinh con vào những thời khắc đầu tiên của năm mới để khởi đầu một năm thuận lợi. Do đó, dù ngày dự sinh vào những ngày giáp Tết, nhiều sản phụ vẫn kiên quyết không đến viện sinh.

Tuy nhiên theo các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu và người nhà không nên quá mê tín, cứng nhắc bởi việc chọn ngày, chọn giờ để "ép" đứa trẻ ra đời sớm hơn hay muộn hơn đều rất nguy hiểm đến tính mạng hai mẹ con sản phụ.

Các sĩ cũng khuyên các sản phụ sinh thường, trường hợp bất khả kháng sẽ được chỉ định sinh mổ.

Nếu thai nhi đủ ngày, đủ tháng, xét nghiệm hoàn toàn khỏe mạnh, bác sĩ trao đổi với gia đình và cân nhắc sinh con theo nguyện vọng nhưng không được đặt niềm tin mê tín lên trên chuyên môn mà chỉ "du di" trong giới hạn cho phép.