Sản phụ 29 tuổi vỡ thai ngoài tử cung nguy kịch vì không biết mang thai
Chị N.T.H.H (29 tuổi, trú tại phường Phú Chánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đến thăm khám tại Phòng khám Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 vì nghi ngờ viêm dạ dày. Chị H. có biểu hiện đau bụng nhiều, kèm nôn ói.
Tuy nhiên, từ kết quả siêu âm bác sĩ phát hiện dịch tự do lượng nhiều trong ổ bụng chị H. Nghi ngờ vỡ thai ngoài tử cung, chị được chuyển khẩn cấp về Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 để tiếp tục xử trí.
Tại bệnh viện, chị H. bắt đầu rơi vào tình trạng mạch không bắt được, huyết áp không đo được, da tái nhợt, thở ngáp cá, đe dọa tính mạng.
Nhận được báo động trước từ Phòng khám, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Sản và phòng mổ Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 lập tức chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ. Các bác sĩ đã tiến hành cầm máu, lấy khối thai ngoài trong khoảng 45 phút.
Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định và xuất viện sau 5 ngày điều trị.
Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Hải Yến, Trưởng khoa Sản Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1, phẫu thuật viên chính cho biết: “Phôi thai bị vỡ khoảng 7 tuần tuổi, nằm vị trí ống dẫn trứng bên trái. Phôi thai vỡ khiến bệnh nhân mất gần 2.000 ml máu, dẫn đến sốc mất máu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu chậm trễ khoảng 10 phút nữa sẽ chảy máu không kiểm soát được, người bệnh có thể rơi vào tình trạng rối loạn đông máu nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong hoặc đời sống thực vật”.
Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh, làm tổ và phát triển ngoài buồng tử cung. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các tai biến sản khoa ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Thạc sĩ bác sĩ Hải Yến khuyến cáo chị em nên đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu: trễ kinh, đau bụng vùng hạ vị, đau một bên, ra huyết âm đạo bất thường.
Nếu phát hiện sớm thai ngoài tử cung có thể điều trị nội khoa, tránh được cuộc mổ và hạn chế được tai biến. Nếu không đủ tiêu chuẩn điều trị nội khoa người bệnh sẽ được mổ nội soi.
Thai ngoài tử cung gây nguy hiểm tính mạng do mất máu, nhiều khả năng ảnh hưởng sức khỏe sinh sản về sau. Do đó, chị em cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.