Bệnh sa tử cung hay còn gọi là sa thành âm đạo khi mang thai là hiện tượng tử cung rời khỏi vị trí hố chậu, hạ sâu xuống cơ quan âm đạo. Tuỳ thuộc vào tình trạng tử cung sa bao nhiêu mà bệnh này được chia thành 2 loại: sa tử cung bán phần và sa tử cung toàn phần.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến sa tử cung khi mang thai

Sa tử cung phát triển trong thai kỳ có nhiều khả năng là do sự phát triển của những thay đổi sinh lý trong thai kỳ dẫn đến các cấu trúc nâng đỡ của cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Khi nồng độ cortisol và progesterone tăng lên trong thai kỳ có thể góp phần làm giãn các dây chằng treo tử cung. Tổn thương bộ phận sinh dục có thể là do mẹ mang thai nhiều lần và chuyển dạ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa tử cung khi mang thai.

Sa tử cung khi mang thai, căn bệnh nguy hiểm bất cứ bà mẹ nào cũng không nên chủ quan (Ảnh minh họa: Internet)

Các yếu tố khác có thể bao gồm như chuyển dạ kéo dài hay sinh khó, cổ tử cung dài hay phì đại sẽ nặng hơn cổ tử cung bình thường, kéo tử cung xuống. Một số yếu tố nguy cơ thường gặp như tuổi, béo phì, hệ thống nâng đỡ cơ sàn chậu yếu bẩm sinh, tăng áp lực ổ bụng, u vùng chậu, chấn thương vùng chậu… Trường hợp sa tử cung khi mang thai rất hiếm ở các trường hợp chưa mang thai và sinh con lần nào, tuy nhiên các bà mẹ khi mang thai cần hết sức lưu ý nhé.

Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai mẹ cần lưu ý

Ở tam cá nguyệt thứ 2 dịch âm đạo ra nhiều hơn

Khi đi vệ sinh cảm thấy khó khăn

Một số cục thịt nhô ra khỏi âm đạo

Cảm giác như có cái gì đó muốn rơi ra khỏi âm đạo

Bị bí tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu.

Cảm giác nặng ở đáy bụng.

Chảy máu âm đạo.

Trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu nhận thấy những biểu hiện bất thường trên hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này nhé.