Rốn là bộ phận hay bị đánh giá vô dụng nhất và cũng là nơi mà chẳng mấy ai quan tâm đến. Nhưng theo Đông y, rốn là huyệt vị quan trọng trên cơ thể và cũng là huyệt duy nhất có thể dùng tay chạm vào, và dùng mắt nhìn được, có tên gọi là Thần khuyết. Huyệt này liên kết với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan, da thịt gan cốt của cơ thể.

Do đó, chỉ cần nhìn vào rốn, bạn cũng có thể đoán biết được tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của bản thân. 

3 đặc điểm ở rốn chứng tỏ bạn có khả năng sống lâu hơn

Hình dạng khác nhau của rốn phản ánh tình trạng khác nhau của cơ thể con người. Các chuyên gia cho rằng người có sức khỏe tốt, dễ sống lâu thường có 3 đặc điểm đó là rốn to, tròn. 

- Rốn to chứng tỏ thận đủ năng lượng.

- Rốn tròn chứng tỏ tỳ và dạ dày đủ khí.

- Rốn sâu chứng tỏ tim đủ năng lượng.

Đường kính của rốn thường nằm trong khoảng từ 0,8 cm đến 2 cm.

 

 

Rốn to, tròn và sâu vừa phải là dấu hiệu của người khỏe mạnh và trường thọ. (Ảnh minh họa)

Ngoài 3 đặc điểm trên, có một số dấu hiệu ở rốn là lời cảnh báo về nguy cơ sức khỏe, mọi người nên chú ý. 

Những đặc điểm ở rốn phải chú ý kẻo sức khỏe lâm nguy

1. Rốn nhô ra

Mô rốn tương đối mềm và yếu, khi bụng sưng to, rốn sẽ phồng lên, điều này thường gặp ở những người bị cổ trướng hoặc u nang buồng trứng, xơ gan, viêm thận mãn tính. 

Nếu thấy rốn lồi ra kèm theo bụng chướng, tĩnh mạch giãn quanh rốn hoặc có thể thấy rõ thì đó là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân xơ gan, cổ trướng. Còn nếu bụng chướng, ấn vào có cảm giác cứng là triệu chứng thường gặp ở người bệnh phân khô trong ruột, tắc ruột. 

Nếu rốn lồi lại đen kèm theo thở khò khè hoặc hen suyễn, đó có thể biểu hiện của bệnh nặng. 

Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể bị thoát vị rốn. Triệu chứng dễ nhận thấy ở cả trẻ em và người lớn đó là sự xuất hiện của u mềm ở vùng rốn. Trong u này có thể chứa một phần nội tạng, ruột hoặc dịch.

2. Rốn lệch sang bên

Rốn của một số người có thể hơi nghiêng sang trái hoặc phải. Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, rốn bên trái có liên quan đến thiếu dương, thiếu khí, những người này có thể gặp các triệu chứng như ớn lạnh, lạnh chân tay, mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng. 

Rốn lệch sang phải có thể liên quan đến thiếu máu hoặc thiếu âm, những người này có thể gặp các triệu chứng như mất ngủ và mơ màng, đau nhức lưng dưới và tứ chi, cáu kỉnh và nóng bức.

3. Rốn dẹt thành dải ngang hoặc dọc

Rốn xuất hiện hình thanh ngang hoặc dọc thường biểu thị sự mất cân bằng trong chức năng đường tiêu hóa . Cụ thể, thanh ngang có thể liên quan đến táo bón và thanh dọc có thể liên quan đến tiêu chảy.

4. Rốn quá sâu hoặc quá nông

Độ sâu của rốn phụ thuộc vào lượng mỡ dưới da, nói chung nếu độ sâu của rốn lớn hơn 1,5cm là quá sâu, còn nếu dưới 1cm là quá nông.

Rốn quá sâu thường gặp ở người bị bệnh béo phì, rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Còn rốn quá nông thường gặp ở những bệnh nhân có khả năng miễn dịch kém, nồng độ hormone bất thường.

5. Nhiệt độ rốn quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiệt độ của rốn cũng có thể phản ánh tình trạng thực tế của cơ thể: Nếu xung quanh rốn có vết đỏ và nóng thì thường là dấu hiệu của các vấn đề như nóng trong, táo bón hoặc trĩ. Nếu quanh rốn có cảm giác lạnh, thường là do nội hàn và dương hư, có thể kèm theo tiêu chảy, đau bụng kinh và các vấn đề khác.

Tóm lại, rốn khác với các bộ phận khác của bụng ở chỗ nó không có cơ và mô mỡ bên dưới nhưng lại giàu mạch máu. Do không có "rào cản" bảo vệ nên vùng rốn tương đối mỏng manh và dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, ngay cả khi thời tiết nắng nóng, bạn cũng nên chú ý giữ ấm rốn.

Tin liên quan