Rốn bé sơ sinh bị chảy máu liệu có nguy hiểm gì hay không?
Tình trạng rốn bé sơ sinh bị chảy máu không phải hiếm gặp. Sau khi em bé rụng rốn các mẹ cần có biện pháp chăm sóc đúng để đảm bảo vùng rốn không bị nhiễm trùng và gây nên những hệ quả không mong muốn. Vậy các mẹ hãy chú ý chăm sóc cơ thể bé sơ sinh tốt nhất để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn nhé.
Vì sao vùng rốn của trẻ sơ sinh bị chảy máu?
Sau khi trẻ chào đời khoảng một tuần đến 10 ngày thì rốn sẽ tự rụng và sẽ liền sẹo trong những ngày tiếp theo. Tuy nhiên, có một vài trường trường rốn trẻ sơ sinh sẽ bị chảy máu và điều này khiến các mẹ rất lo lắng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do băng rốn của trẻ bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển và gây ra tình trạng bị chảy máu. Việc mẹ vệ sinh rốn cho trẻ mạnh tay có thể gây xước da, nặng hơn là bị chảy máu. Hoặc nếu trẻ bị côn trùng cắn hay quá trình rụng rốn gây bong tróc vảy và chảy máu.
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có sao không?
Khi trong bụng mẹ, rốn là cơ quan đóng vai trò quan trọng để thai nhi có thể tiếp thu dưỡng chất từ cơ thể mẹ. Nhưng sau khi sinh, em bé sẽ được nuôi lớn bằng sữa nên phần dây rốn không còn tác dụng nữa và lúc này bác sĩ sẽ cắt đi và chờ ngày rốn rụng hoàn toàn.
Vết thương khi rụng rốn sẽ được phục hồi sau đó vài ngày. Tuy nhiên nếu cha mẹ thấy rốn rỉ máu kéo dài thì cần chú ý vì nó có thể gây nhiễm trùng, khó lành và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
Tuy tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng cha mẹ vẫn cần có biện pháp khắc phục sớm để đảm bảo vùng rốn em bé không bị viêm nhiễm nhé.
Cách khắc phục tình trạng rốn trẻ bị rỉ máu
Để giúp rốn em bé sơ sinh không còn chảy máu và liền lại thì mẹ nên thực hiện các biện pháp chăm sóc bé tại nhà nhé.
Mẹ hãy dùng bông tăm để thấm khô máu, cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm em bé bị đau. Cần giữ vùng rốn cũng như vùng da xung quanh luôn sạch sẽ và khô thoáng. Mẹ đừng nên cạy các mảng bám trên rốn trẻ vì nó có thể khiến rốn lại tiếp tục chảy máu.
Đồng thời, không nên bịt rốn quá kín, vệ sinh rốn bằng nước sôi để nguội khoảng 2 lần mỗi ngày. Chú ý không dùng sữa tắm hay dầu thơm lên rốn trẻ vì nó sẽ gây dị ứng và khiến vết rỉ máu lâu lành hơn.
Đặc biệt, để đảm bảo an toàn, các mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời nhất.
Vài lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Rốn là vùng da khá nhạy cảm, bởi vậy các mẹ nên sử dụng dung dịch sát trùng dành cho trẻ sơ sinh và theo chỉ định của bác sĩ. Dùng các vật dụng mềm như bông, gạc đã qua khử trùng để vệ sinh vùng rốn cho bé.
Nên cho trẻ sơ sinh mặc đồ rộng thoáng để hạn chế sự ma sát ảnh hưởng đến vùng rốn. Đồng thời, khi tắm cho bé cũng nên cẩn thận, tránh để nước tiếp xúc với rốn quá nhiều để tránh vết thương ở rốn bị bong ra nhé.
Như vậy, nếu con yêu của bạn bị rỉ máu vùng rốn thì đừng quá lo lắng và áp dụng biện pháp khắc phục ngay nhé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.