Rối loạn giấc ngủ là gì mà khiến chúng ta phải cảnh giác với căn bệnh này đến như vậy? Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi người bệnh thường xuyên gặp ác mộng và cảm thấy sợ phải đi ngủ hoặc phải thức giấc nhiều lần trong đêm. Rối loạn giấc ngủ làm người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, tinh thần hoang mang, sợ hãi… dẫn đến nhiều biến chứng về các bệnh tâm thần trong đó có trầm cảm.

Rối loạn giấc ngủ là gì mà khiến chúng ta phải cảnh giác với căn bệnh này đến như vậy?  - Ảnh minh họa: Internet

Có mấy thể rối loạn giấc ngủ?

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ có 2 thể: Thể mất ngủ và thể ngủ nhiều.

Ở thể mất ngủ người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, nó có thể ngắn hoặc kéo dài.

Ở thể ngủ nhiều người bệnh thường tăng quá mức thời gian ngủ hoặc tăng thời gian buồn ngủ (Somnolence) hoặc cả hai. Hoặc có khi người bệnh bị bất thình lình rơi vào giấc ngủ trong lúc thức (không thể duy trì được sự thức).

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp

Ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn mắt di chuyển nhanh (REM) của giấc ngủ. Khi người bệnh tỉnh giấc, họ có thể nhớ được những chi tiết của cơn ác mộng khá rõ ràng. Những triệu chứng thường gặp của rối loạn giấc ngủ là:

+ Người bệnh cảm thấy giấc mơ rất thật và đáng sợ

+ Người bệnh mơ thấy những mối nguy hiểm như đe doạ mình

+ Giấc mơ khiến người bệnh tỉnh giấc và ngăn không cho họ tiếp tục giấc ngủ

+ Khi thức giấc người bệnh cảm thấy lo âu, sợ hãi, cảm thấy bị khủng bố, giận dữ, xấu hổ hoặc căm thù.

+ Người bệnh thường vã mồ hôi hoặc tim đập nhanh, nhưng không thể ra khỏi giường.

+ Người bệnh có thể suy nghĩ tỉnh táo và nhớ rõ các chi tiết cụ thể của giấc mơ.

+ Giấc mơ thường xảy ra gần cuối của giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn tới những khó khăn trong học tập, công việc hoặc những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như lái xe và khả năng tập trung. Bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ sớm để có hướng điều trị đúng đắn.

Nếu bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ thì khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bị rối loạn giấc ngủ ở thể nhẹ thì chưa cần gặp bác sĩ. Nhưng nếu đã có các triệu chứng sau thì bạn cần phải tới gặp bác sỹ ngay

+ Ác mộng xảy ra thường xuyên và dai dẳng nhiều lần.

+ Ác mộng hay làm gián đoạn giấc ngủ

+ Cảm giác sợ phải đi ngủ

+ Ác mộng ảnh hưởng đến hành vi lúc ban ngày.

Đọc sách, hoặc xem phim kinh dị cũng khiến trẻ căng thẳng thần kinh, ám ảnh sợ hãi, nửa đêm mơ thức giấc, tinh thần hoảng sợ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, trong đó nguyên nhân thường gặp là:

+ StressCó thể do áp lực học tập và công việc, nhưng bệnh có thể còn nặng hơn khi bạn đang phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc đời.

+ Chấn thươngÁc mộng thường xảy ra sau tai nạn, chấn thương hoặc các tổn thương khác. Ác mộng là triệu chứng nổi bật của rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Cũng có thể những cơn đau khiến bạn không thể ngủ yên giấc.

+ Thiếu ngủNếu bạn ngủ không đủ giấc, bạn có thể gặp những cơn ác mộng tồi tệ hơn.

+ Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như: Một vài loại thuốc giảm trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, thuốc phong bế beta, các loại thuốc điều trị hội chứng parkison hoặc thuốc hỗ trợ cai thuốc lá. Đôi khi, cai thuốc có thể dẫn đến ác mộng.

+ Sách hoặc phim kinh dị: Đọc các loại sách hoặc xem phim kinh dị, đặc biệt là trước khi đi ngủ khiến thần kinh bị căng thẳng do ám ảnh cũng có thể gây ra ác mộng.

+ Một số rối loạn khác: Một số tình trạng sức khỏe, rối loạn sức khỏe tâm lý cũng như các rối loạn giấc ngủ khác có thể kéo theo ác mộng.

Những ai thường mắc bệnh rối loạn giấc ngủ?

Rối loạn giấc ngủ là bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến trẻ em hoặc người lớn tuổi, nhưng nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn. Có đến 50% trẻ nhỏ gặp những cơn ác mộng nghiêm trọng làm bố mẹ phải thức giấc và 50 – 85% người trưởng thành thường xuyên gặp ác mộng.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường chỉ trải qua giấc ngủ thực sự khoảng 4 tiếng mỗi ngày, chính điều này đã là sự biểu hiện của việc không được ngủ đủ giấc. Có thể lúc đi ngủ thì thường trằn trọc mãi không ngủ được hoặc là ngủ rất dễ nhưng lại tỉnh sớm và nằm trằn trọc cả đêm. Tình trạng này dẫn tới tình trạng mệt mỏi, chán nản không muốn làm việc vào ban ngày.

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

Rối loạn giấc ngủ ở thanh niên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và thể trạng của những người mắc bệnh – vốn đang ở độ tuổi đang phát triển. Trong số những nguyên nhân gây nên chứng rối loạn giấc ngủ ở thanh niên thì sự căng thẳng được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất.

Trẻ sơ sinh thường quấy khóc, khó ngủ vì chưa thích ứng ngay với môi trường bên ngoài bụng mẹ cũng là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ.- Ảnh minh họa: Internet

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là một cơ thể non nớt với những đặc điểm giấc ngủ rất riêng. Khoảng 50% thời gian đầu của giấc ngủ, cơ thể bé tăng hoạt động và rất dễ tỉnh giấc. Cho dù là những cử động nhỏ nhất cũng có thể là yếu tố đánh thức bé dậy và tỉnh ngủ. Thêm vào đó, trẻ sơ sinh thường quấy khóc, khó ngủ vì chưa thích ứng ngay với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Đây là nguyên nhân sinh lý gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, khi trẻ mắc phải các bệnh lý (hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng động, rối loạn tập trung…) hoặc có thói quen ngủ không tốt (ngủ quá nhiều ban ngày, cần đưa võng, cha mẹ bế mới ngủ, chỗ ngủ không thoải mái…) đều có thể khiến trẻ sơ sinh mắc rối loạn giấc ngủ và diễn biến bệnh trầm trọng hơn. Bé sẽ khó ngủ và ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ, không đảm bảo được thời gian ngủ tiêu chuẩn theo độ tuổi.

Cách điều trị rối loạn giấc ngủ

Phần lớn các trường hợp, các chuyên gia sẽ giúp bạn để có thể ngủ lại bình thường. Một số phương pháp để điều trị rối loạn giấc ngủ bao gồm:

+ Hướng dẫn y học: Một liệu pháp giúp bạn xác định suy nghĩ và cảm xúc để chỉ ra những nguyên nhân gây ác mộng.

+ Hệ thống desensitization: Phương pháp này giúp mặt bạn phản ánh cảm xúc dễ dàng hơn.

+ Kiểm soát căng thẳng: Kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống bằng liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn giảm những cơn ác mộng.

+ Sử dụng thuốc: Đây là cách không thường dùng trong điều trị ác mộng, những vẫn có thể được gợi ý nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.

+ Chế độ sinh hoạt phù hợp

+ Tạo sự thoải mái. Ngủ bên cạnh ai đó có thể khiến bạn an tâm hoặc tìm cách thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ.

+ Nói về những giấc mơ và hãy nhớ rằng những giấc mơ thường không có thật.

+ Kiểm soát căng thẳng.

+ Tưởng tượng ra một cái kết khác cho cơn ác mộng bạn gặp phải.

+ Tạo sự an toàn. Để đèn phòng sáng hoặc mở cửa có thể giúp bạn không gặp ác mộng.

+ Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, chè, bia. Không ăn no sát giờ đi ngủ, không thức khuya, tránh đọc truyện hoặc xem phim kinh dị. Hãy loại bỏ muộn phiền trước giờ đi ngủ

+ Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các loại thảo dược có tác dụng an thần, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ như tâm sen, rất tốt cho giấc ngủ.

 Bạn có thể kết hợp với các loại thảo dược có tác dụng an thần, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ như tâm sen, rất tốt cho giấc ngủ.- Ảnh minh họa: Internet

Rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại như căng thẳng thần kinh, hoảng loạn, hoang tưởng, trầm cảm… Bạn hãy quan tâm tới các dấu hiệu gặp phải và đến gặp bác sĩ sớm để được chuẩn đoán và điều trị nhé!