Rối loạn ám ảnh cưỡng chế lặp lại các hành vi cố định là gì? Triệu chứng và trị liệu như thế nào?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là căn bệnh mà các hành động cố định được lặp đi lặp lại như lúc nào cũng liên tục rửa tay do cảm thấy bất an về việc tay đã sạch hay chưa hoặc cảm thấy lo lắng và thường hay quay lại xác nhận xem là đã khóa cửa nhà chưa. Có rất nhiều trường hợp phát bệnh ở giới trẻ. Người ta nói rằng tại Nhật, có hơn 1 triệu bệnh nhân mắc chứng này.
Nguyên nhân bệnh không rõ ràng nhưng có nhiều trường hợp phát bệnh bởi căng thẳng trong các mối quan hệ cá nhân và công việc, mang thai và sinh con, bệnh truyền nhiễm,...
Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Bao gồm sự ám ảnh và các hành vi cưỡng chế.
Sự ám ảnh là việc các suy nghĩ thoáng qua trong đầu cứ lặp đi lặp lại và trái với ý nghĩ của bản thân. Hành vi cưỡng chế là các hành vi thực hiện để xua đi nỗi bất an thường xuyên thâm nhập vào trong tâm trí ngay cả khi nó không có ý nghĩa và không thể dừng các hành vi đó lại được.
Sự ám ảnh và các hành vi cưỡng chế này có nhiều trường hợp biểu hiện cùng với nhau. Ví dụ, đối với sự ám ảnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy như "vết bẩn đang ngấm vào người", đối với hành vi cưỡng chế thì trong 1 ngày, bệnh nhân lúc nào cũng rửa tay, tắm đi tắm lại nhiều lần. Nếu các triệu chứng nặng hơn thì cũng sẽ gây ra nhiều trở ngại cho cho cuộc sống hằng ngày.
Sợ dơ bẩn
Cảm thấy bụi bẩn ngấm vào cơ thể.
Cưỡng chế làm sạch
Dù có rửa tay và cơ thể bao nhiêu lần vẫn không thể an tâm nên rửa đi rửa lại nhiều lần.
Hành vi xác nhận (cưỡng chế xác nhận)
Là triệu chứng của sự bất an và xác nhận nhiều lần, lặp đi lặp lại các xác nhận như khóa cửa hoặc nguồn lửa,...
Nghi ngờ khác thường
Là triệu chứng của việc bị cuốn vào một mối nghi ngờ nào đó. Ví dụ, từ nghi ngờ "thẻ tín dụng bị đánh rơi, nhỡ nó bị lạm dụng thì sao?" dẫn đến các hành vi cưỡng chế như lúc nào cũng chạm vào túi hoặc nhìn xuống để xác nhận xem nó có bị đánh rơi hay không.
Hành vi chính xác
Là các hành vi sắp xếp đối xứng trái phải những đồ vật trên bàn nhiều lần, lo lắng không biết là nắp chai nhựa hay hộp đựng có vặn chặt hay chưa và vặn chặt lại nhiều lần.
Sợ hãi gây hại đến người khác
Không cưỡng lại được sự bất an rằng có thể gây hại đến ai đó. Ví dụ, khi nhìn thấy con dao thì không thể cầm con dao lên được vì nghĩ rằng "có thể nhầm lẫn mà đâm ai đó mất".
Khi tiến triển, bệnh có thể cuốn theo gia đình vào
Không chỉ gây trở ngại cho cuộc sống hằng ngày của chính người bệnh mà còn gây ra nhiều rắc rối khi buộc gia đình phải làm những điều tương tự. Trước khi trở nên như vậy thì việc đi khám bác sĩ chuyên môn khoa thần kinh, khoa nội hoặc các phòng khám thần kinh càng sớm càng tốt để nhận được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Điều trị bằng thuốc và phương pháp chữa bệnh nhận thức - hành vi
Thuốc
Thuốc được sử dụng chủ yếu là 1 loại thuốc trị trầm cảm SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc). Có hiệu quả làm dịu đi sự bất an (triệu chứng). Tác dụng phụ chính là buồn nôn và buồn ngủ. Tuy nhiên, khi tiếp tục dùng thì có thể quen với nó và nếu có lo lắng về tác dụng phụ thì hãy trao đổi với bác sĩ.
Ngoài ra, nếu ngừng sử dụng đột ngột sẽ xuất hiện "các triệu chứng sau khi ngừng thuốc" như chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ và uể oải. Khi giảm thuốc, hãy giảm một cách từ từ theo chỉ thị của bác sĩ.
Phương pháp chữa bệnh nhận thức - hành vi
Phương pháp chữa bệnh nhận thức - hành vi là điều chỉnh sự sai lệch của các kiểu suy nghĩ hành vi dẫn đến bệnh tâm thần, giúp cân bằng tốt và cải thiện các triệu chứng tốt hơn. Hơn nữa, khi bạn có thể làm một lần thì hiệu quả sẽ kéo dài hơn so với thuốc.
Khi muốn chữa trị bằng phương pháp chữa bệnh nhận thức - hành vi thì việc hỏi thăm các cơ sở y tế chuyên môn và trao đổi với bác sĩ phụ trách để nhận được sự giới thiệu, sau đó tiến hành điều trị theo chuyên gia hiểu rõ về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất là quan trọng.
Phương pháp chữa bệnh nhận thức - hành vi cho chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Đầu tiên, xác nhận một cách khách quan xem bản thân sợ cái gì, thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại như thế nào. Sau đó, cố gắng thuyết phục bản thân rằng dù không làm những hành động đó thì cũng không sao. Ví dụ, khi sợ hãi dơ bẩn, luyện tập thói quen cố gắng không rửa tay sau khi chạm vào đồ vật mà trước đây bản thân nghĩ nó "bẩn" và tránh đi.
Đầu tiên, chạm vào cái bàn ở trước mắt bằng cả 2 tay. Sau đó, chạm vào tóc, mặt và quần áo của mình bằng đôi tay vừa chạm vào bàn và trải qua 1 tiếng không rửa tay. Sau khi chạm vào món đồ mà bản thân nghĩ nó bẩn, nếu bạn trở nên bình thản dù không rửa tay trong 1 tiếng đó thì bạn có thể điều chỉnh dần dần các hành vi và suy nghĩ sai lệch từ trước đến nay. Do đó, "bảng phân cấp mức độ bất an" rất hữu ích.
Điều khó chịu nhất đối với người đó là 100 điểm, những thứ khác cũng được tính điểm và thử thách theo thứ tự từ điểm thấp nhất . Từ những việc bản thân có thể làm, việc giải quyết từng giai đoạn một cách chính xác trong phạm vi có thể chính là mấu chốt của phương pháp.
Ngoài ra, sự hợp tác của gia đình cũng rất quan trọng trong phương pháp chữa bệnh nhận thức - hành vi. Không trả lời xác nhận hoặc đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân giúp phòng ngừa các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế chuyển biến xấu. Gia đình cũng cần đồng hành đưa đón bệnh nhân đến bệnh viện để hiểu rõ hơn về triệu chứng và phương pháp trị liệu của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....