Rễ đinh lăng làm thuốc
Cây đinh lăng, dân gian gọi là cây gỏi cá, là cây gỗ nhỏ, không lông, không gai, tên khoa học là Polycias Fructicosa thuộc họ nhân sâm. Mùa đông, người ta thu hoạch rễ đinh lăng ở những cây đã trồng được 3 năm trở lên; Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ rễ, thái nhỏ, phơi khô. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng sao qua rồi tẩm mật ong, sao thơm. Dược liệu có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm, tính bình không độc.
Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ với tác dụng tăng cường sức khỏe trị suy nhược cơ thể, giảm căng thẳng, chống mệt mỏi, bổ trí não. Dùng 1 trong số bài thuốc sau:
Bài 1: rễ đinh lăng (thái nhỏ, sao vàng) 12g sắc với 400ml nước còn 100ml.
Bài 2: rễ đinh lăng (khô, không sao tẩm) 200g tán nhỏ, ngâm với 2 lít rượu 30-35 độ trong 15-20 ngày là dùng được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10ml trước bữa ăn 30 phút.
Bài 3: rễ đinh lăng (đã sao tẩm) 5-10g thái nhỏ, hãm với nước sôi thay trà uống trong ngày.
Bài 4: rễ đinh lăng (sao tẩm) 100g tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 1g.
Hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong, hoàn viên. Ngày uống 6g chia làm 2 lần.
Rễ đinh lăng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong các trường hợp sau:
Chữa phong thấp, thấp khớp: rễ đinh lăng 12g; cối xay 8g, hà thủ ô 8g, huyết rồng 8g, cỏ rễ xước 8g, thiên niên kiện 8g, vỏ quít 4g, quế chi 4g. Sắc uống ngày 1 thang với 600ml nước còn 200ml, uống ấm, chia 2 lần.
Chữa sốt, nhức đầu, đau tức ngực: rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quít 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa ho do hen suyễn: rễ đinh lăng 10g, nghệ vàng 8g, bách bộ 8g, đậu săn, rễ cây dâu 8g, rau tần dày lá 8g, củ xương bồ 6g, sinh khương 4g. Sắc với 600ml nước còn 200ml. Uống ấm, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa thiếu máu: rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày 100g, cho nước sôi vào, chờ lắng xuống, uống nước, trừ bã lại. Đổ nước sôi uống tiếp tục lần 2 sau 3 tiếng. Hoặc sắc uống.
Chữa viêm gan mạn tính: rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, xa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa liệt dương: rễ đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 12g, hoàng tinh 12g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, cám nếp 12g, trâu cổ 8g, cao ban long 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...
Những lợi ích đã được khoa học chứng minh của quả việt quất
Giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, lợi ích của quả việt quất là vô tận.
5 công dụng "thần kì" của hành tây đối với sức khỏe nhưng nhiều người không biết
Hành tây, loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mọi nhà, không chỉ là nguyên liệu mà còn...