Rau ngót ngon - bổ - rẻ nhưng những nhóm người sau tuyệt đối chớ dại ăn nhiều kẻo rước thêm bệnh vào người
Rau bồ ngót là một trong những loại thực phẩm phổ biến trong bữa cơm của người Việt. Loại rau này mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe người dùng ở mọi độ tuổi.
Rau bồ ngót và thành phần dinh dưỡng
Rau bồ ngót hay rau ngót được trồng phổ biến ở Đông Nam Á. Rau ngót có tên tiếng Anh là Katuk, với tên khoa học là Sauropus androgynus.
Theo từng vùng miền, rau ngót có những tên gọi khác nhau như: rau bồ ngót, rau bù ngót, hay rau tuốt. Không chỉ là loại thực phẩm quen thuộc, rau ngót còn được xem là một vị thuốc trong Đông y.
Thành phần dinh dưỡng
Rau ngót là loại rau màu xanh đậm giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm: vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho. Ngoài ra, loại rau xanh này còn chứa một lượng đạm (protid) dồi dào. Trong 100g rau bồ ngót có:
Protein: 5,3g
Tinh bột: 3,4g
Canxi: 169mg
Sắt: 2,7mg
Phốt pho: 64,5mg
Carotin: 6mcg
Vitamin C: 185mg
Vitamin PP: 2,2g
Vitamin B1: 100mcg
Vitamin B2: 400mcg
Với hàm lượng đạm thực vật cao, bạn có thể bổ sung rau ngót vào thực đơn ăn chay của mình. Ngoài ra, việc thay thế protein từ động vật bằng nguồn protein thực vật cũng sẽ hạn chế việc rối loạn chuyển hóa canxi. Từ đó giúp bạn ngăn ngừa loãng xương và sỏi thận.\
3 nhóm người không nên ăn rau ngót
Phụ nữ mang thai
Rau ngót giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi ăn loại rau này. Bà bầu tốt nhất là nên tránh ăn rau ngót vì có thể bị sẩy thai.
Những thai phụ có tiền sử sẩy thai, sinh non, thụ tinh trong ống nghiệm... càng nên tránh ăn rau ngót, đặc biệt là không uống nước rau ngót sống.
Rau ngót chứa papaverin - một chất cũng được tìm thấy trong cây thuốc phiện. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, chất này có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi có hơn 30mg papaverin có thể dẫn tới co thắt tử cung và làm sẩy thai. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo, phụ nữ có thai tuyệt đối không được uống nước rau ngót sống.
Tuy nhiên, rau ngót lại cực kỳ tốt với phụ nữ sau sinh. Theo quen niệm dân gian, phụ nữ sau khi sinh có lượng "máu bẩn" lớn và cần được đào thải ra ngoài. Ăn rau ngót sẽ giúp làm điều đó. Hơn nữa, loại rau này còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, ngừa táo bón hiệu quả.
Không những thế, rau ngót còn có tác dụng lợi sữa, giảm cân. Do đó, phụ nữ sau sinh nên thường xuyên bổ sung loại rau này vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, kém ăn
Theo các nghiên cứu, rau ngót có thể gây ra các tác dụng phụ như khó ngủ, kém ăn uống, khó thở. Quá trình nấu chín cũng có thể làm giảm các tác dụng không mong muốn này.
Người khó ngủ nên tránh ăn hoặc uống nước rau ngót sống. Nếu muốn ăn nhất định phải nấu chín hoàn toàn.
Người bị thiếu canxi, còi xương
Chất glucocorticoid trong rau ngót có thể làm cản trở quá trình hấp thu canxi, phốt pho của cơ thể. Do đó những đối tượng bị còi xương, thiếu canxi không nên ăn nhiều rau ngót, một tuần có thể ăn một lần để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...