Rau đắng - Vị thuốc lợi tiểu
Rau đắng hay còn gọi là rau xương cá, tên thuốc là biển súc (Herba Polygoni avicularae). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái lúc ra hoa. Có thể dùng cây rau đắng tươi hoặc khô để làm thực phẩm và làm thuốc. Rau đắng chứa tinh dầu, tanin, acid silicic…; các dẫn chất polyphenol: quercetin, kaemferol…; dẫn chất anthranoid: emodin; các acid amin: methionin, prolin… Về mặt sinh học, rau đắng có tác dụng cầm máu, nước sắc và cao chiết bằng ethanol có tác dụng làm tăng khả năng đông máu, hạ huyết áp, lợi mật, lợi tiểu, hạ sốt, tăng cường hô hấp...
Theo YHCT, rau đắng có vị đắng, nhạt, tính hơi hàn, quy vào kinh bàng quang. Có công năng lợi tiểu, thông lâm, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, chỉ ngứa. Được dùng trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, táo bón hoặc đường tiết niệu như đi tiểu buốt dắt hoặc các bệnh viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, gây phù nề. Liều dùng chung: ngày 10 – 20g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây tươi để đắp hoặc giã vắt lấy nước uống, bã đắp nơi sưng đau.
Rau đắng được dùng trị các bệnh sau:
Trị tiểu tiện ít và khó khăn: Rau đắng 16g, xa tiền tử, mộc thông, tỳ giải mỗi vị 12g, sơn chi tử 8g, sắc uống. Có thể uống liền 1-2 tuần lễ đến khi hết các triệu chứng.
Trị tiểu tiện dắt, buốt: Rễ rau đắng, hạt ké vông vang, nhân trần, mộc thông, xa tiền tử, lá tre mỗi vị 8g, đăng tâm thảo, thông thảo mỗi vị 3g, sắc uống, ngày 1 thang. Hoặc rau đắng 12g, hoạt thạch 10g, mã đề, mộc thông, kim tiền thảo mỗi vị 8g. Tất cả đem sắc 3 lần, mỗi lần đun sôi 1 giờ. Gộp dịch chiết chia 3 lần uống trước bữa ăn. Mỗi lần lấy bột hoạt thạch đã chia làm 3, quấy đều vào dịch thuốc để uống. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.
Trị viêm bàng quang cấp tính: Rau đắng 12g; tỳ giải, bồ công anh mỗi vị 20g; sài hồ, hoàng cầm, hoạt thạch, cù mạch mỗi vị 12g; mộc thông 6g. Nếu có triệu chứng đi tiểu ra máu, thêm sinh địa, chi tử, bạch mao căn mỗi vị 12g. Riêng chi tử, bạch mao căn cần phải sao đen. Tất cả đem sắc 3 lần, mỗi lần đun sôi 1h. Gộp dịch chiết chia 3 lần, uống trước bữa ăn. Mỗi lần đều lấy bột hoạt thạch đã chia làm 3, quấy đều vào dịch thuốc để uống. Khi uống, cần kiêng các thức ăn cay nóng, kích thích như rượu, hạt tiêu, ớt…
Trị giun đũa ở trẻ em: Lấy rau đắng tươi 100g sắc uống. Ngày 1 lần.
Trị mụn nhọt lở ngứa, ngứa hậu môn, phụ nữ ngứa âm hộ: Lấy khoảng 200g rau đắng tươi, sắc lấy nước rửa, ngày 1-2 lần. Làm nhiều lần cho đến khi hết các triệu chứng.
Trị mụn nhọt độc, quai bị: Lấy rau đắng tươi rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, rồi đắp vào nơi sưng đau. Ngày làm nhiều lần. Ngoài ra, trong nhân dân còn dùng rau đắng để chữa rắn cắn, dùng rau đắng giã nát, vắt lấy nước cốt để uống, bã đắp nơi bị thương. Tuy nhiên, với cách chữa rắn cắn, cũng cần phải xử lý theo đúng các thao tác “cấp cứu” trị rắn cắn. Và cũng chỉ nên coi đây là phương pháp cần thiết khi chưa đưa kịp người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”