Khi mang bầu, chắc hẳn không bà mẹ nào không muốn được gặp con yêu, chứng kiến từng hành động của con một cách sắc nét nhất thông qua siêu âm. Chính vì vậy nên siêu âm 4D là phương pháp đang ngày càng được ưa chuộng. 

Siêu âm 4D – Sự khác biệt với phương pháp thông thường

Rachel Fitz-Desorgher, một chuyên viên siêu âm với hơn 30 năm kinh nghiệm cho biết: "Dù là 2D, 3D hay 4D, tất cả các phương pháp siêu âm ấy đều có chung một nguyên lí hoạt động. Khá đơn giản, đầu dò quét gửi các sóng âm thanh tần số cao nhằm vào em bé. Những sóng âm thanh đập vào em bé và sau đó lại trở lại như một tiếng vang và được thu thập và biến thành một hình ảnh của em bé hiển thị trên màn hình máy tính". 

Ngày càng nhiều mẹ thích siêu âm 4D vì có thể thấy hình ảnh bé sắc nét, rõ ràng. (Ảnh minh họa)

Siêu âm 4D là siêu âm 4 chiều (gồm 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian). Siêu âm 4D thường được sử dụng trong siêu âm thai nhi, nhờ 3 chiều không gian và chiều thời gian giúp cho chúng ta quan sát được không gian 3 chiều của thai nhi cùng với những cử động ngộ nghĩnh đáng yêu của em bé trong bụng mẹ.

Siêu âm 4D – Hình thái thai nhi là sự kết hợp giữa siêu âm 3D (kiểm tra hình thể bên ngoài cùng với sự chuyển động của thai nhi) với siêu âm 2D (Kiểm tra cấu trúc bên trong của thai nhi). Siêu âm 4D-Hình thái thai nhi còn gọi tắt là siêu âm thai 4D.

Khi nào mẹ nên đi siêu âm 4D?

 

Để đảm bảo sự chính xác cao nhất, các bác sĩ khuyên phụ nữ đang mang thai từ tuần thứ 26 đến 30 thì có thể tiến hành siêu âm 4D để có hình ảnh rõ ràng. Những mẹ đang mang thai đôi hay đa thai thì tiến hành siêu âm 4D vào tuần 24 đến 27 của thai kỳ.

Fitz-Desorgher cho biết: “Ở giai đoạn này, mẹ nên có đủ chất béo để bé không quá gầy. Tránh hiện tượng, thai nhi không bắt đầu di chuyển xuống phần khung xương chậu và biến mất khỏi tầm nhìn của mẹ.”

Mẹ có thể thấy gì khi siêu âm 4D?

Có rất nhiều tình huống có thể xảy ra tùy thuộc vào vị trí của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu bé hướng ra phía bụng, mẹ có thể thấy nhiều hơn khi bạn hướng ra phía sau. Đôi khi, thai nhi sát với nhau thai trông khá kì quặc và mẹ sẽ khó hình dung được hình dạng của bé. 

Siêu âm 4D có thể giúp mẹ thấy rõ từng bộ phận của bé. (Ảnh minh họa)

Ngay cả khi không thể thấy rõ mặt, mẹ vẫn có thể nhìn thấy ngón tay và ngón chân, cánh tay hay chân bé đang đá.

Ưu – nhược điểm của việc siêu âm 4D

Việc siêu âm 4D diễn ra vô cùng thoải mái đối với mẹ. Một số bệnh viện sẽ cho phép người thân đi cùng để có thể cùng nhìn thấy hình ảnh của bé. Sau khi thực hiện, thay vì chỉ có những tấm ảnh thì bố mẹ và người thân có thể ngắm nhìn lại bé qua đoạn video được ghi lại trong quá trình siêu âm. Điều này giúp bố mẹ và mọi người tạo sợi dây liên kết sớm với bé trước khi chào đời.

 

Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng việc siêu âm 4D. Một quy trình siêu âm 4D thường tốn khá nhiều thời gian, đôi khi lên tới 45 phút hoặc hơn. Điều này khiến bé có thể bị ảnh hưởng bởi sóng từ xuất phát từ máy móc siêu âm. 

Trong một số trường hợp, hình ảnh siêu âm 4D có thể khiến bố mẹ lo lắng vì vị trí của bé trong bụng mẹ. Ở một số vị trí, bé trong sẽ không được “dễ thương” như mong đợi và đôi khi sẽ nhìn thấy những thứ như u cục hoặc u nang. Điều này khiến bố mẹ bé không thoải mái.