Tại sao răng khôn mọc lệch ra má?

Răng khôn (còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng của hàm. Thông thường, răng mọc ở người trong độ tuổi 17 đến 25. Do đó, còn có tên là "răng khôn". Chỉ những có ai gặp trường hợp răng khôn mọc lệch ra má mới hiểu được cảm giác phiền toái mà nó mang lại. Đa phần các trường hợp đều bị đau từ nhẹ tới nặng, thậm chí là không ăn uống được.

Do răng khôn thường mọc muộn hơn nên có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm gây không ít phiền toái - Ảnh minh họa: Internet

Răng khôn có thể mọc lệch ở hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm nhưng thường gặp là răng khôn mọc lệch hàm dưới.

Các dạng mọc lệch chủ yếu của răng khôn:

Răng mọc lệch gần: Thân răng hướng vào răng số 7. Trường hợp này, thức ăn dễ bị kẹt giữa 2 răng gây sâu răng, có khi sâu răng lan sang răng số 7, đồng thời cũng gây xô đẩy hàm răng. Một số trường hợp có thể bị viêm nhiễm gây sưng đau.

Răng khôn mọc lệch xa: Ngược lại với tình trạng mọc lệch gần, thân răng hướng ra xa còn chân răng số 8 lại đẩy vào chân răng số 7 gây nên tình trạng đau buốt chân răng, lâu dài có thể dẫn tới yếu rồi tiêu chân răng số 7. Những trường hợp nặng sẽ phải nhổ cả răng số 7 và 8.

Răng mọc lệch má: Đầu răng hướng ra vùng má nên khi ăn dễ cắn vào má gây tổn thương, nhiệt vùng má bị lặp lại nhiều lần.

Mọc ngầm: Là tình trạng răng khôn không thể trồi lên hẳn và tại vùng lợi có răng thường bị viêm nhiễm, sưng tấy. Lúc này nếu không xử lý sớm có thể gây mưng mủ vùng lợi, hôi miệng và nhiễm trùng.

Răng khôn mọc lệch ra má chiếm khoảng 30% các trường hợp mọc răng khôn - Ảnh minh họa: Internet

Răng khôn mọc lệch ra má chiếm khoảng 30% các trường hợp mọc răng khôn. Nguyên nhân là do răng mọc muộn, khi 28 chiếc răng đã gần như ổn định hoàn toàn về sự sắp xếp của các răng, răng khôn sẽ có ít hoặc thậm chí không có không gian để trồi lên dẫn đến mọc lệch.

Ngoài ra, do nướu chắc chắn, phủ dày cung răng làm cản trở sự phát triển của răng khôn, thời gian mọc chậm hơn và có thể ảnh hưởng tới răng khác cũng là nguyên nhân khiến răng khôn mọc lệch.

Khi răng khôn mọc, có rất nhiều dấu hiệu điển hình báo trước như:

Đau nhức: Đây là dấu hiệu đầu tiên của việc mọc răng. Những cơn đau nhức kéo dài và khó chịu, độ đau nhức sẽ tương ứng với mức độ mọc răng khôn có thuận lợi hay không. Răng khôn không mọc liền mạch mà mọc gián đoạn theo từng thời điểm trong vài năm.

Sưng đỏ nướu, hạn chế cử động hàm: Răng khôn mọc khi lợi đã khá cứng, chính vì vậy khi nhú lên, răng khôn sẽ phá vỡ các liên kết của lợi, khiến lợi sưng phồng và tấy đỏ. Ngoài ra, khi lợi sưng đau, các bạn cũng cảm nhận được vận động hàm có phần chậm chạp và nặng nề hơn bình thường.

Sốt: Nếu răng mọc bình thường thì sốt nhẹ. Nếu răng khôn dẫn đến lợi sưng rất to, lợi mưng mủ gây sốt sẽ khá cao.

Răng khôn mọc lệch ra má gây nhiều khó chịu và đau đớn cho người bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Răng khôn mọc lệch nguy hiểm như thế nào?

Khi răng khôn mọc lệch sẽ gây phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân.

Ban đầu, khi vừa nhú lên, chiếc răng khôn mọc lệch ra má hàm dưới sẽ cọ xát vào má khi bệnh nhân nói chuyện hoặc nhai nuốt thức ăn. Chính điều đó khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu do tình trạng cộm cấn ở cung hàm phía trong.

Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài không được khắc phục còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác như:

  • Dễ bị trầy xước, má sưng to, đau nhức tại vùng tiếp xúc giữa răng và má. Từ đó, khiến việc ăn và nhai trở nên khó khăn hơn, khuôn mặt có dấu hiệu mất cân đối và kém thẩm mỹ.
  • Dễ bị viêm, nhiễm trùng và tích tụ ổ mủ ở nướu răng. Từ đó gây sưng đau rất khó chịu. Kéo dài có thể dẫn tới viêm nha chu và ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
  • Với những chiếc răng khôn mọc lệch ra má hàm trên thường tạo khe hở với răng số 7. Do vậy, thức ăn dễ vướng vào và khó khăn trong việc vệ sinh. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển gây sâu răng, viêm nhiễm, hôi miệng…
Răng khôn mọc lệch ra má nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh và các bệnh về răng miệng khác - Ảnh minh họa: Internet

Răng khôn mọc lệch ra má phải làm sao?

Răng khôn mọc lệch ra má có nên nhổ bỏ không là thắc mắc của nhiều người chẳng may gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia nha khoa, trường hợp răng khôn mọc lệch ra má cách khắc phục tốt nhất là nhổ răng. Bằng cách này sẽ không làm ảnh hưởng đến các răng kế bên.

Hiện nay với phương pháp nhổ răng hiện đại, nhổ răng khôn được xem là một cuộc tiểu phẫu diễn ra nhanh chóng và mau lành vết thương, không gây ra cho bệnh nhân bất kỳ cảm giác đau đớn hay khó chịu nào.

Do đó, nếu đang gặp vấn đề răng khôn mọc lệch thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm, chỉ sau vài phút bạn sẽ như “trút được gánh nặng” và lấy lại cảm giác thoải mái.

Nhổ răng khôn mọc lệch ra má là cách khắc phục tốt nhất - Ảnh minh họa: Internet

Nhổ răng khôn mọc lệch bao nhiêu tiền cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Giá nhổ răng khôn hiện nay không có mức cụ thể mà phụ thuộc vào tình trạng răng mọc. Do đó, bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám, tư vấn dịch vụ nhổ răng và giá tiền phù hợp với nhu cầu tài chính của bản thân.

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn mọc lệch ra má

Sau khi nhổ răng, chúng ta cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh đúng cách để không gây ra nhiễm trùng và vết thương mau lành. Các bước cần phải thực hiện sau khi nhổ răng như sau:

  • Cắn gạc tại chỗ trong vòng 30- 45 phút sau nhổ răng. Khi thuốc tê tan, bạn có thể cảm thấy đau nhẹ và chảy máu nhẹ có thể kéo dài 1 hoặc 2 ngày.
  • Má của bạn cũng có thể sưng lên, và có thể thấy xuất hiện một khối máu tụ. Bạn nên chườm túi nước đá lên má ngay sau khi nhổ, chắc chắn sẽ giảm đau, sưng.Uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê, sẽ giúp bạn chống lại cơn đau có hiệu quả.
Mẹo nhỏ giúp giảm đau sau khi nhổ răng khôn là chườm đá lạnh - Ảnh minh họa: Internet
  • Việc vệ sinh, đánh răng các bạn vẫn có thể sinh hoạt như bình thường nhưng lưu ý hạn chế đánh răng vào vị trí vừa nhổ răng trong 2-3 ngày. Sử dụng các nước muốn sinh lý hoặc trà đặc để súc miệng nhẹ nhàng. Không súc miệng khi cục máu đông chưa được hình thành
  • Nếu chảy máu đỏ tươi, dùng gạc vô trùng gấp lại áp vào vết thương và ép chặt từ 15 đến 20 phút để đủ thời gian cục máu đông hình thành lại; nếu vẫn chảy nhiều máu bạn nên quay lại bệnh viện để khám ngay.
  • Không nên mút chíp, nhổ vặt, đá lưỡi, chọc tay…vào vết thương. Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng nên ăn đồ mềm và dễ tiêu hóa để xương hàm không phải làm việc nhiều. Tránh xa các thực phẩm cứng, cay nóng, quá mặn hoặc quá ngọt trong 2 ngày đầu tiên.

Răng khôn mọc lệch ra má không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn tới những bệnh răng miệng khác. Vì vậy nếu không may gặp tình trạng này, bạn cần tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra, thăm khám trước khi quyết định có nên nhổ răng hay không.