Rạch tầng sinh môn khi sinh thường và cách chăm sóc mẹ sau sinh để cơ thể sớm phục hồi
Rạch tầng sinh môn để làm gì?
Có chiều dài 3-5cm, tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn.
Mục đích rạch tầng sinh môn là để mở rộng âm đạo và âm hộ, giúp thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn, đồng thời còn giúp phòng ngừa việc rách tầng sinh môn không theo quy luật, khó vá và gây mất thẩm mỹ sau này.
Khi thai nhi sổ ra ngoài mà không bị vật cản bởi tầng sinh môn, từ đó giúp thai nhi không bị sang chấn.
Khi nào cần rạch tầng sinh môn?
Trên thực tế khi chuyển dạ sinh thường, ở phụ nữ sinh con so (con đầu lòng) và ở phụ nữ sinh con rạ (con thứ hai trở đi) là hoàn toàn khác biệt.
Ở người mẹ đẻ thường con so, đây là người phụ nữ lần đầu mang thai và sinh con nên thường tầng sinh môn giãn nở kém, vì vậy đa số mẹ sinh con lần đầu đều được rạch tầng sinh môn, tuy nhiên không phải sinh thường con so đều cần rạch.
Một số mẹ dễ sinh hoặc do thai nhi nhỏ người, nên có thể bỏ qua thủ thuật này.
Đối với mẹ đẻ thường con rạ, tầng sinh môn đã được thử thách trong cuộc đẻ trước nên chuyển dạ sinh kỳ này, tầng sinh môn đã dãn rộng nên thường sẽ không cần phải rạch tầng sinh môn.
Hiện nay theo quan điểm mới của các chuyên gia về sản khoa, khuyến khích các bác sĩ đỡ sinh thật khéo, cố gắng giữ tầng sinh môn giãn nở thật tốt, điều này đòi hỏi kỹ thuật đỡ đẻ thường phải thành thạo, không cần phải cắt tầng sinh môn hay không rạch tầng sinh môn mà vẫn giúp thai nhi sổ ra ngoài không bị cản trở và sang chấn.
Tuy nhiên, nếu mẹ thuộc các trường hợp sau thì nên chuẩn bị tinh thần cho việc rạch và khâu:
- Độ linh hoạt của tầng sinh môn kém.
- Viêm âm đạo, viêm đáy chậu, phù nề.
- Đầu thai nhi có đường kính lớn nhưng cơn co của mẹ không đủ mạnh.
- Mẹ 35 tuổi hoặc hơn.
- Mẹ mắc bệnh tim, cao huyết áp thai kỳ.
- Cổ tử cung mở rộng, đầu thai nhi thấp nhưng có dấu hiệu suy thai.
Rạch tầng sinh môn có đau không?
Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn khi cơn co tử cung lên đến đỉnh điểm, thai nhi đang có dấu hiệu ra ngoài thuận lợi. Lúc này, sản phụ vì quá đau do cơn co nên sẽ không còn cảm nhận được tác động của thủ thuật, một số mẹ khác được tiêm thuốc tê từ trước nên cũng bớt cảm nhận hơn.
Tuy nhiên, cũng có mẹ cảm nhận được vết cắt rất “ngọt” từ bác sĩ nhưng do xảy ra chớp nhoáng, cảm giác đau cũng chỉ nhói lên đôi chút.
Nếu sản phụ được rạch tầng sinh môn trước khi em bé chào đời thì vết rạch sẽ thẳng, không phạm vào cơ vòng hậu môn. Sau khi sinh xong, bác sĩ tiến hành may lại, tầng sinh môn sẽ trở về nguyên trạng ban đầu, chỉ để lại cái sẹo nhỏ.
Tùy theo độ sâu, rộng của vết rạch tầng sinh môn mà thời gian khâu có thể kéo dài khoảng 20 phút. Thuốc gây tê có thể được “tiếp tế” vì vậy mẹ đừng quá lo lắng vì cảm giác đau đớn lúc này.
Cách chăm sóc tầng sinh môn sau sinh đúng cách
Đá lạnh sẽ làm tê và ngăn chặn hoặc giảm tình trạng sưng tấy. Các mẹ có thể dùng túi đá để chườm sau 1-2 tiếng mỗi lần nhưng đừng chườm túi đá lâu hơn 10 phút.
Tắm bằng nước ấm, mẹ không cần hòa tan muối vào nước vì không có bằng chứng nào chứng minh điều này có thể giúp vết thương nhanh lành hơn so với sử dụng nước thông thường.
Lau nhẹ nhàng chỗ khâu bằng khăn sạch, mềm.
Giữ cho vết thương được thông thoáng, có thể cởi đồ lót và nằm nghỉ ngơi trên giường với một chiếc khăn để bên dưới khoảng 10 phút, mỗi ngày 1-2 lần.
Khi đi tiểu, nên để nước ấm chảy từ từ qua âm đạo giúp làm dịu cảm giác buốt hoặc xót do nước tiểu gây ra.
Đi bộ vòng quanh càng nhiều càng thoải mái và tập những bài tập cho vùng chậu. Việc này sẽ giúp lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình lành vết thương
Uống thuốc đúng giờ và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hầu hết các bà mẹ sẽ được kê đơn dùng paracetamol để giảm đau, nhưng không được uống quá liều lượng khuyến cáo mỗi ngày.
Nếu cần thuốc có tác dụng giảm đau mạnh hơn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt với mẹ có trẻ bị sinh non hoặc nhẹ cân.
Chọn đồ lót thoáng, rộng rãi, sạch sẽ và thay mới thường xuyên.
Ăn nhiều rau quả, trái cây, uống nhiều nước để tránh táo bón gây tăng áp lực lên vết thương.
Cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu ở tầng sinh môn lành hẳn.
Nếu kiêng cữ tốt, vết thương sẽ lành trong 10 ngày vì vậy việc rạch tầng sinh môn khi sinh thường không phải là việc quá đáng sợ như chị em vẫn nghĩ và cách chăm sóc mẹ sau sinh cũng không quá phức tạp.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.