1. Ra dịch màu nâu khi mang thai 7 tuần nguy hiểm khi

Thai 7 tuần ra dịch màu nâu có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

1.1. Tụ dịch trong màng nuôi

Hiện tượng thai 7 tuần ra dịch màu nâu thường gặp ở mẹ bầu cao tuổi. Khi mới mang thai, chị em thấy ra dịch nâu thì cần thận trọng, tốt nhất nên thông báo cho bác sĩ vì nếu tình trạng ra máu nhiều hơn hoặc kéo dài rất có thể bạn đã bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

1.2. Mất một thai

Những mẹ bầu mang thai đôi nhất định phải để ý hiện tượng mang thai 7 tuần ra dịch nâu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một thai bị mất và thai còn lại phải hết sức giữ gìn nếu không cũng bị sảy.

1.3. Động thai

Một số mẹ bầu bị động thai do không biết có thai mà vẫn làm việc căng thẳng, đi lại vận động nhiều. Ban đầu chị em có thể chỉ thấy xuất hiện chút máu nhạt, đau bụng dưới, mỏi lưng nhưng nếu tình trạng này kéo dài thậm chí tăng dần thì có thể dọa sảy thai rất nguy hiểm.

1.4. Sảy thai

Mặc dù mới mang thai 7 tuần nhưng vẫn có những mẹ bầu vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên sảy thai. Việc xuất hiện dịch nâu có thể phôi thai đang đào thải ra ngoài.

1.5. Thai ngoài tử cung

Trong quá trình phôi thai phát triển, thay vì làm tổ trong buồng tử cung nó lại phát triển ở ống dẫn trứng, vòi trứng, thậm chí là ổ bụng. Nếu xuất hiện dịch nâu ở giai đoạn đầu mang thai, chị em phải thận trọng với tình trạng chửa ngoài dạ con hay thai ngoài tử cung. Biểu hiện này có thể cảnh báo bạn sẽ bị xuất huyết nội.

Mẹ cần chú ý khi mang thai 7 tuần ra khí hư màu nâu - Ảnh minh họa: Internet

1.6. Bất thường ở nhau thai

Thai phụ có thể bị nhau tiền đạo tức là nhau thai nằm ở vị trí thấp của tử cung khiến bánh nhau đè lên tử cung. Lúc này cổ tử cung mở khiến mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo nhưng không đau bụng. Cũng có thể thai phụ bị bong nhau thai khiến bụng dưới đau âm ỉ rất khó chịu.

2. Triệu chứng mang thai tuần thứ 7 bị ra dịch nâu bình thường

2.1. Thai làm tổ trong buồng tử cung

Việc ra dịch màu nâu khi mang thai 7 tuần mà không không đau bụng có thế xuất hiện ngay từ tháng đầu tiên bạn có thai, tuy nhiên chị em không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng cho thấy trứng đã làm tổ trong buồng tử cung thành công và chỉ diễn ra trong vòng 1-2 ngày. Ban đầu, trứng được thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai, phôi thai di chuyển từ buồng trứng tới tử cung để tìm vị trí thích hợp cấy vào thành tử cung. Quá trình này có thể khiến một số mẹ bầu ra một chút máu nâu hoặc phớt đỏ lẫn dịch nhầy. 

2.2. Quan hệ tình dục

Khi mang thai các cặp vợ chồng vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng nên lựa chọn những tư thế quan hệ an toàn, giảm tần suất quan hệ và không nên sử dụng những động tác kích thích mạnh. Bởi vì những điều này có thể gây đau hoặc chảy máu cho mẹ bầu. Thời gian đầu mới mang thai và những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần cẩn thận trong việc quan hệ để tránh gây kích thích tử cung ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu nên cẩn trọng khi mới mang thai - Ảnh minh họa: Internet

2.3. Nhiễm trùng âm đạo

Trong thời gian mang thai, khá nhiều mẹ bầu bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, chỉ khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ. Lý do là vì các hormone nội tiết ở bà bầu phát triển mạnh mẽ dẫn tới mất cân bằng độ pH ở âm đạo làm xuất hiện các vi khuẩn, nấm gây ngứa rát vùng kín của chị em. Mẹ bầu có thể thấy xuất hiện một chút dịch nhờn màu đỏ hoặc nâu ở đáy quần lót. Lúc này bạn cần đi khám phụ khoa, vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ để hạn chế những biến chứng do nhiễm trùng gây ra.

2.4. Ảnh hưởng sau mỗi lần đi khám thai

Nhiều trường hợp mẹ bầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng mỏ vịt để khám hoặc ở những tháng cuối của thai kỳ sau khi được khám âm đạo (bác sĩ đưa tay vào trong âm đạo kiểm tra tử cung đã mở chưa, mở bao nhiêu phân) khi đó bạn sẽ thấy xuất hiện một chút máu. Một phần là do mẹ bầu có cảm giác lo sợ khiến tử cung co thắt, bác sĩ khó thao tác chính xác nên có thể gây chảy máu ở bộ phận sinh dục của mẹ bầu.

Chảy máu âm đạo cũng dễ gặp khi mẹ bầu vừa đi khám thai - Ảnh minh họa: Internet

Các trường hợp chảy máu trên thông thường mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, vì lượng máu chảy thưởng khá ít, không gây đau đớn. Tuy nhiên cũng có trường hợp mang thai ra máu lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ bầu hoặc thai nhi đang gặp nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, tụ máu màng đệm, bong nhau thai… Mẹ bầu có thể vừa bị ra máu, vừa bị đau bụng âm ỉ, chuột rút hoặc đau đầu, choáng váng. Khi có những dấu hiệu này, chị em cần nhanh chóng đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

3. Tác hại của việc ra dịch màu nâu khi đang mang thai

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: 100% nữ giới bị ra khí hư hoặc máu cho biết họ luôn sống trong tâm trạng lo lắng, thấp thỏm bởi họ sợ mình bị mắc bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của chị em.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Theo số liệu thống kê cho thấy hơn 90% phụ nữ bị ra khí hư lẫn máu là biểu hiện của các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả thì viêm nhiễm có thể lây nhiễm đến buồng trứng, vòi trứng gây cản trở quá trình thụ thai, dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.
Mang thai 7 tuần ra khí hư màu nâu là dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý - Ảnh minh họa: Internet
  • Nguy hiểm đến tính mạng: Đối với trường hợp khí hư lẫn máu là biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể sẽ làm mất khả năng sinh sản và ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Ngoài ra, đối với thai phụ có dấu hiệu ra khí hư có máu còn là dấu hiệu cảnh báo dọa sẩy, sẩy thai, thai chết lưu,… cần được thăm khám, tư vấn bác sỹ và can thiệp kịp thời.
Vì vậy, khi thấy ra khí hư lẫn máu, kèm theo những dấu hiệu bất thường khác ở cơ quan sinh dục thì chị em nên thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời nhằm tránh những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản.

4. Mẹ cần làm gì khi mang thai 7 tuần ra dịch nâu

Hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ ngay nếu hiện tượng dịch màu nâu khi mang thai đi kèm với các tình trạng sau:

  • Tiết dịch âm đạo quá nhiều thay vì chỉ là những đốm nhỏ;
  • Ra máu sau khi quan hệ kéo dài hơn 7 ngày;
  • Dịch âm đạo có mùi hôi hoặc khó chịu;
  • Tiết dịch âm đạo kèm máu đông;
  • Tiết dịch âm đạo đi kèm với sốt hoặc ớn lạnh;
  • Tiết dịch âm đạo đi kèm với đau quặn bụng, đau dữ dội hoặc chóng mặt.

5. Cách điều trị tình trạng ra máu nâu

Để an toàn, tốt hơn các thai phụ nên trình bày với bác sĩ chuyên khoa bất cứ khi nào bị ra máu nâu khi mang thai. Mặc dù đôi khi tình trạng chảy máu nâu là bình thường. Tuy nhiên, nó sẽ không dư thừa và đảm bảo bạn không bỏ lỡ khoảng thời gian vàng để điều trị bệnh.

Nếu có dấu hiệu chảy máu nâu khi mang thai, hãy đến gặp bác sĩ ngay - Ảnh minh họa: Internet

Một số phương pháp điều trị mà các bác sĩ có thể đề nghị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.
  • Dùng thuốc kháng nấm để điều trị nhiễm vi nấm.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc nặng.
  • Tăng cường vitamin C để giúp thành mạch vững bền, hạn chế tình trạng xuất huyết.
  • Trong một số tình huống khẩn cấp, có thể sẽ phải bàn đến phương pháp phẫu thuật hoặc mổ lấy thai.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng ra dịch màu nâu khi mang thai 7 tuổi. Nếu bạn nhận thấy một trong những nguyên nhân trên, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để có được tư vấn kịp thời nhé!