Gần 10 năm làm bác sĩ sản khoa, bác sĩ Thân Trọng Thạch, Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y dược TP.HCM được các mẹ mệnh danh là bác sĩ “mát tay” chữa vô sinh cho biết bao nhiêu cặp vợ chồng.

Với vị bác sĩ trẻ tuổi này, dù vất vả nhưng niềm hạnh phúc là khi tận mắt chứng kiến giọt nước mắt hạnh phúc ngập tràn của các sản phụ và gia đình bệnh nhân khi ẵm con trên tay sau hàng chục năm kiếm tìm. Mỗi trường hợp sản phụ là một câu chuyện, hoàn cảnh, nỗi niềm riêng không dễ bày tỏ cùng ai và bác sĩ sản khoa như anh lại là người thấu hiểu toàn bộ.

Sau tất cả, anh càng thấy yêu nghề hơn và luôn nỗ lực cố gắng tìm ra phương pháp mang thai hiệu quả để gia đình các cặp đôi hiếm muộn được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

Trường hợp người mẹ hiếm muộn mới đây đã để lại trong bác sĩ Thạch rất nhiều cảm xúc dư âm.

Vợ chồng chị nhau 2016 có thai tự nhiên, tuy nhiên bị sẩy thai lúc 8 tuần. Sau đó người mẹ có thai tự nhiên lần 2 và dưỡng thai đến 32 tuần phải mổ lấy thai vì thai chậm tăng trưởng.

Thời điểm đó, thai nhi chỉ nặng 800g, phải nuôi lồng kính. Bao nhiêu hy vọng dồn cả vào sinh linh bé nhỏ thế nhưng bé đã mất sau một tháng nằm dưỡng nhi. Sang chấn tinh thần quá lớn đã khiến người mẹ không thể có thai tự nhiên nữa.

Bằng nghị lực và niềm tin, người mẹ hiếm muộn đã "cán đích" thành công. Ảnh: BSCC

Đến năm 2018, chị quyết định khám và điều trị hiếm muộn, được bác sĩ chẩn đoán buồng trứng đa nang, các khảo sát khác bình thường. Sau đó chị được kích thích buồng trứng để làm bơm tình trùng vào buồng tử cung nhưng không phóng noãn nên quyết định chuyển sang IVF.

Tuy nhiên, thất bại đã khiến người mẹ mất niềm tin trên con đường tìm con. Nhiều lúc chị nản lòng sao con đường tìm con quá chông gai đến vậy?

Khi gặp bác sĩ Thân Trọng Thạch, chị đã được tư vấn hai sự lựa chọn. Thứ nhất là cho thuốc gây phóng noãn vì vấn đề của chị là rối loạn phóng noãn. Thứ 2 là làm lại IVF với phác đồ Antagonist thịnh hành trên toàn thế giới.

“Bên cạnh đó, người mẹ cần thay đổi lối sống để chuẩn bị mang thai, có một thai kỳ an toàn hơn, tránh nỗi đau đớn để mất con khi gần ngày dự sinh như lần trước”, bác sĩ Thạch cho hay.

Tiếng khóc chào đời của em bé khiến cả phòng mổ xúc động. Ảnh: BSCC

Theo lời tư vấn của bác sĩ, chị đã chọn làm IVF lại và có thai ngay lần đầu chuyển phôi. Sau những biến cố xảy ra, thai phụ đã rất cố gắng để vượt qua mọi chuyện trong thai kỳ, duy trì chế độ ăn nghiêm khắc đúng như bác sĩ tư vấn, thậm chí đi bơi trong cả thai kỳ để duy trì vận động, kiểm soát cân nặng.

40 tuổi, em bé cất tiếng khóc chào đời bằng phương pháp sinh mổ với cân nặng 3200g, hoàn toàn khoẻ mạnh.

Được bế bé trên tay, bao mệt mỏi tan biến. Không khí vui vẻ tràn ngập nơi phòng mổ bệnh viện Hùng Vương lúc rạng sáng. Không chỉ sản phụ mà các bác sĩ cũng vô cùng hạnh phúc khi được chào đón em bé đến với thế giới này sau những chông gai người mẹ phải đã vượt qua trên hành trình “tìm con”.