Quả chùm ruột đối với sức khỏe rất tốt, nó có thể giúp giải nhiệt, bổ gan, bổ máu, khiến da mịn màng… là món ăn vặt và giải khát tuyệt vời trong những ngày nắng nóng.

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về quả chùm ruột và các món ăn, bài thuốc từ loại cây này để có thể tận dụng hiệu quả nó trong cuộc sống.

Quả chùm ruột rất phổ biến ở miền Nam, nó là loại trái cây giàu vintamin C và chất xơ - Ảnh minh họa: Internet

Quả chùm ruột là gì?

Chùm ruột là loại cây thường nở hoa vào tháng 3 - tháng 5 và kết trái vào tháng 6 - tháng 8.

Chùm ruột thuộc dạng cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi có chiều cao từ 2m - 9m. Tán cây rậm rạp, thân cây có nhiều cành chính cứng và dày. Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15cm - 30cm, mọc thành chùm dày đặc. Lá chùm ruột mọc so le, hình trứng dài có kích thước khoảng từ 4cm- 5cm, rộng khoảng 1,5cm – 2cm. Hoa chùm ruột sắc hồng và nở từng chùm.

Quả chùm ruột mọng nước, có khía, khi chín có màu vàng nhạt, vị chua mát, thường được sử dụng để ăn sống hoặc chế biến thành món hay hay vị thuốc. Quả chùm ruột có chứa đến 40% vitamin C, rất giàu vitamin, nước, chất proitid, lipid glucid, axit acetic.

Vỏ rễ chứa tanin 18% saponin axit gallic và một chất kết tinh. Tuy trái rất ngon bổ nhưng ngược lại rễ, vỏ rễ, cành và thân cây chùm ruột lại rất độc, có thể gây đau đầu, đau bụng, tình trạng nhiễm độc nặng còn có thể gây tử vong.

Ở mỗi nơi, quả chùm ruột có thể có tên gọi khác nhau, do vậy nhiều người hay hỏi quả chùm ruột miền bắc gọi là gì? ở miền Bắc loại trái này không nhiều, nó phân bố chủ yếu ở miền Nam, nên người miền Bắc cũng gọi theo cách gọi của người miền Nam là cây chùm ruột hoặc tầm ruột, tầm duột.

Quả chùm ruột mọng nước, có khía, khi chín có màu vàng nhạt, vị chua mát - Ảnh minh họa: Internet

Quả chùm ruột có tác dụng gì?

Trái chùm ruột trị bệnh gì? Trong trái chùm ruột có chứa tới 89 - 91% nước; 0,61 - 0,76% lipit, 5,89 - 7,29% gluxit, 0,73 - 0,90% protit, axit acetic 1,7%, độ tro 0,52 - 0,84%; rất giàu vitamin C (khoảng 40mg trong 100g trái tương đương lượng vitamin C như trong bưởi và chanh)… nên nó có các tác dụng như:

+ Giúp giải khát, giải nhiệt và cung cấp vitamin C cực kỳ tốt.

+ Bổ gan, bổ máu, chống oxy hóa

+ Làm da mịn màng, chậm lão hoá

+ Có thể dùng làm thuốc chữa hen suyễn

+ Quả chùm ruột có vị chua, tính mát, còn có tác dụng giải nhiệt và làm se

+ Một công bố từng xuất bản trong Tạp chí Molecular Pharmacology (Mỹ) cho thấy, tinh chất từ nước ép chùm ruột cũng hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh xơ nang phổi.

Các món ăn từ quả chùm ruột

Chế biến quả chùm ruột thành các món ăn rất dễ, bạn có thể tham khảo các cách chế biến sau:

Quả chùm ruột nấu canh cá rô

Nguyên liệu: Cá rô đồng; trái chùm ruột tươi

Cách chế biến: Chùm ruột giã nát. Bắc nồi nước lên bếp nấu sôi sau đó bỏ chùm ruột vào, đợi hòa tan rồi nêm nếm gia vị muối, đường, bột ngọt vừa ăn. Tiếp đến, cho cá rô vào nấu vừa chín tới rồi bỏ thêm đậu bắp, cà chua, cù nèo, rau thơm. Phần việc còn lại chỉ cần chuẩn bị một chén nước mắm nguyên chất, trong đó có vài trái ớt chín là xong.

Quả chùm ruột có thể dùng làm vị chua thay thế me hay giấm trong món canh chua cá rô đồng vô cùng hấp dẫn - Ảnh minh họa: Internet

Quả chùm ruột ngâm rượu uống bồi bổ

Nguyên liệu: Rượu trắng từ gạo; trí chùm ruột

Cách chế biến: Chọn những quả chùm ruột chua già rửa sạch để ra rổ cho ráo. Cho chùm ruột vào lọ lớn, cứ 1 lớp chùm ruột lại cho 1 lớp đường cát rồi đem phơi nhiều nắng cho lên men trong khoảng nửa tháng cho đến khi thấy đường và nước chùm ruột hòa tan có màu vàng nhạt thì chắt lấy nước cho vào chai để uống dần.

Mứt quả chùm ruột ăn vặt vui miệng

Nguyên liệu: Chùm ruột chọn trái to, già; đường cát; sirô đỏ loại để làm mứt.

Cách chế biến: Rửa sạch quả chùm ruột vớt ra rổ rồi làm dập sơ trái cho chảy bớt chất chua. Cho chùm ruột vừa làm dập qua nhiều lần nước lạnh cho chùm ruột đỡ chua và nhanh ngấm đường.

Tiếp theo, cho đường cát vào một chiếc nồi cùng 1 ly nhỏ sirô đỏ để tạo màu và mùi thơm. Đổ chùm ruột đã sơ chế vào nồi với ngọn lửa thật nhỏ rồi khuấy đều cho đến khi nước đường rút vào sền sệt thì nhắc xuống, đổ ra lọ và thưởng thức. Có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản dùng dần.

Mứt chùm ruột rất dễ làm, màu sắc đẹp dùng cho ngày Tết rất phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

Các bài thuốc từ cây chùm ruột

Bài thuốc chùm ruột chữa hen suyễn

Nguyên liệu: Chùm ruột 6 quả; hành đỏ 2 củ; đậu biếc 1 nắm; long nhãn 8 quả; đường.

Cách chế biến: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch rồi nghiền nhỏ, sau đó đen chưng với 2 tách nước cho đến khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp để nguội. Dùng uống 2 lần/ngày, có thể nêm thêm đường theo khẩu vị ưa thích giúp chữa hen suyễn và các chứng về đường hô hấp rất tốt.

Bài thuốc chùm ruột chữa thối tai tiêu mủ, ghẻ, loét

Nguyên liệu: Rượu trắng 1 lít; vỏ thân cây chùm ruột

Cách chế biến: Phơi khô vỏ cây chùm ruột rồi tán thành bột mịn dùng ngâm cùng rượu trắng nồng độ cao với liều lượng 200g/1lít rượu trong 10 ngày. Dùng rượu này để nhỏ vào tai, hay thoa lên các vết thương giúp trị thối tai tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng hiệu quả.

Bài thuốc chùm ruột chữa bệnh vảy nến

Nguyên liệu: Vỏ cây chùm ruột

Cách chế biến: Lấy một lượng vỏ của cây chùm ruột đem sắc cho cô đặc lại. Dùng nước này để sát lên vùng da bị vảy nến, kiên trì hàng ngày trong một thời gian sẽ giúp tiêu trù vi khuẩn vẩy nến.

Hoặc

Nguyên liệu: Rễ cây chùm ruột; rượu trắng nồng độ cao

Cách chế biến: Lấy rễ chùm ruột đem rửa sạch, phơi khô sau đó ngâm trong rượu trắng khoảng 10 ngày. Dùng rượu này để chà lên vùng da bị vẩy nến hàng ngày giúp bệnh tình thuyên giảm. Lưu ý phải kiên trì mới có kết quả tốt.

 Vỏ cây dùm ruột sắc lấy nước uống có thể chữa bệnh trĩ- Ảnh minh họa: Internet

Bài thuốc chùm ruột chữa bệnh trĩ

Nguyên liệu: Vỏ thân cây chùm ruột; dấm gạo

Cách chế biến: Vỏ cây chùm ruột đem phơi khô rồi tán thành bột. Dùng bột này ngâm với dấm gạo với liều lượng nhẹ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh giúp chữa bệnh trĩ rất tốt. Lưu ý, vì trong cây chùm ruột có chứa các độc dược, nên để an toàn, người bệnh nên uống thử nếu thấy có các hiện tượng chóng mặt, đau đầu thì phải dừng lại ngay.

Bài thuốc chùm ruột chữa đau nhức

Nguyên liệu: Lá chùm ruột; hồ tiêu

Cách chế biến: Lá chùm ruột đem rửa sạch, vớt ra để ráo rồi giã nát cùng hồ tiêu dùng để đắp lên vùng bị đau. Bài thuốc dân gian này giúp giảm tình trạng đau nhức lưng, chân, háng.

Bài thuốc chùm ruột chữa suy yếu tim

Nguyên liệu: Vỏ thân cây chùm ruột 1 phần; vỏ thân vông đồng 2 phần; rượu trắng

Cách chế biến: Đem hai nguyên liệu trên sắc cô lại thành cao đặc. Mỗi lần dùng đem hoà cao với rượu trắng, uống mỗi ngày 2 thìa cafe chia làm hai lần.

Bài thuốc chùm ruột làm đẹp da

Nguyên liệu: Trái chùm ruột 200g; đường

Cách chế biến: Trái chùm ruột chọn trái to, chín mọng đem rửa sạch cho ráo nước rồi bỏ vào ép lấy nước. Khi uống có thể nêm thêm đường cho đủ vị ngọt rồi cho thêm đá lạnh vào uống giúp giải khát, đẹp da.

Chùm ruột rất giàu vitamin C và lành tính nên bà bầu có thể ăn tươi hoặc chế biến thành món ăn để ăn thoải mái - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu có được ăn quả chùm ruột không ?

Mặc dù các bộ phận khác của cây chùm ruột có chứa một số độc dược nhưng quả chùm ruột lại rất lành tính, chứa nhiều vitamin C và nước, cùng các chất dinh dưỡng khác nên rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Những lưu ý khi sử dụng cây chùm ruột

Bởi trong các phần vỏ cây, lá cây rễ của chùm ruột có chứa nhiều độc tố nên khi dùng phải ghi nhớ các điều sau:

+ Tuyệt đối không được uống, hay tiếp xúc trực tiếp bằng đường miệng.

+ Không áp dụng các bài thuốc với cây chùm ruột cho trẻ em và phụ nữ có thai

+ Khi sử dụng các bài thuốc từ thân, rễ, hay lá của cây chùm ruột để uống phải hết sức thận trọng, nếu lần đầu uống đã thấy đau đầu thì nên dừng lại ngay.

+ Tuyệt đối không để trẻ nhỏ tiếp xúc với lá, thân, rễ của cây chùm ruột tránh bị nhiễm độc mà cha mẹ không hay biết.

Quả chùm ruột không quen thuộc với người miền Bắc, nhưng với người miền Nam thì nó lại là loại trái cây phổ biến gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Quả chùm ruột có rất nhiều vitamin C và dưỡng chất khác nên có thể sử dụng ăn tươi hoặc chế biến thành các món ăn, món ăn vặt, bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.