Ảnh minh họa: Internet

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, khi đó lượng đường hoặc lượng glucose trong máu tăng cao dẫn tới một số triệu chứng tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Sự mất cân bằng insulin - một hormone do tuyến tụy tiết ra - khiến lượng đường trong máu tăng lên, từ đó gây ra bệnh tiểu đường.

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là thèm ăn, đói và khát quá mức, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, đi tiểu không kiểm soát, vết thương lâu lành,...

Tiểu đường là một căn bệnh không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên chúng ta có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường nhờ sự trợ giúp của thuốc và lối sống lành mạnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu cho thấy quả bơ giúp người bệnh quản lý bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe chung. Ảnh minh hoạ: Internet

Kiểm soát đường huyết là rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn những loại thực phẩm chứa ít carbohydrat và đường. Họ cũng có thể khuyến nghị những thực phẩm giúp kiểm soát sự tăng vọt của đường huyết. Trái bơ đáp ứng cả hai yêu cầu này.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một quả bơ cỡ trung bình chứa khoảng 17g carbohydrat. Để so sánh, một quả táo có 25g carbohydrat và một quả chuối có 27g.

Một phần ăn 1 ounce (38g), tương đương khoảng một phần năm trái bơ, chỉ chứa 3g carbohydrat và chưa đến 1g đường.

Với rất ít carbohydrat, người bệnh tiểu đường có lẽ không cần phải lo lắng về việc quả bơ làm tăng lượng đường trong máu.

Phối hợp quả bơ với các loại thực phẩm khác có thể giúp làm giảm đỉnh đường huyết. Hàm lượng chất béo và chất xơ của quả bơ khiến nó mất nhiều thời gian để tiêu hóa và làm chậm sự hấp thu các carbohydrat khác trong quá trình.

ADA khuyến khích người bệnh tiểu đường xem xét đưa thêm trái bơ vào chế độ ăn do những chất béo lành mạnh trong loại quả này. Ảnh minh hoạ: Internet

Người bệnh tiểu đường có thể ăn bao nhiêu bơ?

Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chế độ ăn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Một trong những điều cần xem xét là tổng lượng calo.

Một quả bơ chứa 250-300 calo, như vậy một phần ăn chỉ có khoảng 50 calo. Những người đang chú ý đến calo để giữ cân hoặc giảm cân vẫn có thể thêm quả bơ vào chế độ ăn. Có thể thực hiện bằng cách chuyển một phần ăn quả bơ thay cho một lượng calo tương tự như phô mai hoặc mayonnaise.

Hội tiểu đường Mỹ (ADA) khuyên nên chú ý đến loại chất béo hơn là số lượng.

Cụ thể, nên hạn chế nghiêm ngặt các chất béo không lành mạnh, bao gồm các chất béo no và chất béo trans, thường được tìm thấy trong thịt mỡ, thức ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhà hàng.

ADA khuyến khích người bệnh tiểu đường xem xét đưa thêm trái bơ vào chế độ ăn do những chất béo lành mạnh trong loại quả này.

Bơ rất giàu axit béo omega-3 có thể điều chỉnh hàm lượng đường huyết để điều trị tiểu đường. Ảnh minh hoạ: Internet

Bài thuốc từ quả bơ có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường:

Thịt bơ: 2 thìa canh

Nước ép rau bina: 3 thìa

Bài thuốc điều trị tiểu đường này có thể có tác dụng tốt khi được sử dụng thường xuyên

Cùng với sử dụng bài thuốc này, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn không chất béo, không đường và tập luyện thường xuyên.

Bơ rất giàu axit béo omega-3 có thể điều chỉnh hàm lượng đường huyết để điều trị tiểu đường. Rau bina chứa các chất chống oxy hóa có thể cũng làm giảm mức đường huyết, từ đó làm giảm các triệu chứng tiểu đường.

Cho tất cả các thành phần trên vào một cốc. Khuấy đều để tạo thành hỗn hợp. Sử dụng hỗn hợp này một lần mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Dùng bài thuốc này liên tục trong 2 tháng.