Polyp cổ tử cung khi mang thai là bệnh gì?
Một thực tế là khá nhiều phụ nữ hiện đại mắc Polyp cổ tử cung khi mang thai do sự thay đổi nhiều thứ cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, chị em phụ nữ nên chủ động tìm hiểu thêm về bệnh lý polyp cổ tử cung, các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị nhằm tránh những biến chứng có thể xảy ra.
1. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng polyp cổ tử cung khi mang thai
Polyp cổ tử cung thực chất là các khối u nhỏ được hình thành từ sự tăng sinh các tế bào ở lớp tuyến niêm mạc cổ tử cung. Cơ thể chúng ta hoàn toàn có thể chung sống “hài hòa” với các khối u này. Tuy nhiên, khi xuất hiện những tác nhân bất lợi, các khối u lành tính này có thể phát triển không kiểm soát và lộ ra bên ngoài cổ tử cung, thậm chí gây ra chít hẹp, tắc lỗ cổ tử cung. Các bệnh lý đi kèm này thường sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của nữ giới.
Thông thường, sẽ không có dấu hiệu nhận biết đặc thù của Polyp cổ tử cung khi mang thai, nhưng dựa vào hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường, hay máu ra ít hoặc nhiều như khi có kinh nguyệt, tình trạng đau bụng dưới hoặc đau khi quan hệ tình dục để đoán giai đoạn đầu của bệnh.
Nếu xuất hiện những triệu chứng nói trên khi bầu bí, các chị em nên đến các cơ sở phụ khoa để được thăm khám kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp. Không nên bỏ qua để các dấu hiệu và để bệnh tiếp tục kéo dài vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
2. Nguyên nhân gây polyp cổ tử cung khi mang thai
Theo các chuyên gia phụ sản, lý do chính dẫn đến polyp cổ tử cung khi mang thai đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng nhưng theo các tài liệu thống kê thì các trường hợp bị polyp tử cung chủ yếu bắt nguồn từ:
- Nữ giới bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo mãn tính khiến niêm mạc cổ tử cung bị tổn thương, gây ra tình trạng tăng sản và hình thành lên các khối polyp.
- Những phụ nữ đã từng nạo phá thai hoặc sinh đẻ nhiều lần, các nhau thai còn sót lại tử cung mà không được xử lý triệt để sẽ bám vào bề mặt cổ tử cung và phát triển thành các khối polyp.
Nồng độ estrogen tăng cao trong thai kỳ, gây ra sự thay đổi ở cơ quan sinh sản, trong đó nguy cơ bị polyp cổ tử cung khi mang thai là rất cao.
- Biến chứng của lạc nội mạc tử cung, sau khi các lớp niêm mạc bị bong tróc không hết khiến chúng dính vào những bộ phận khác rồi vướng lại ở tử cung, lâu dần thì việc hình thành bệnh polyp cổ tử cung khi mang thai là khó tránh khỏi.
- Các mạch máu ở cổ tử cung bị tắc khiến máu ứ dồn làm cho tĩnh mạch bị căng phồng, từ đó hình thành polyp tử cung.
3. Polyp cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Các khối polyp cổ tử cung khi mới hình thành ở giai đoạn đầu sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, khi các khối u này phát triển ngày càng lớn hơn, bệnh nặng hơn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Cụ thể như:
- Khi bào thai ngày càng lớn, các khối polyp rất dễ vỡ sẽ tác động đến các khối u mềm gây chảy máu trong khoang bụng, gây nguy hiểm cao cho tính mạng của mẹ và thai nhi.
- Nếu không loại bỏ các khối polyp từ sớm, chúng sẽ phát triển lớn hơn và xâm lấn vào toàn bộ bề mặt cổ tử cung và âm đạo, tạo áp lực chèn ép bào thai, làm thai nhi phát triển không bình thường, thậm chí gây các dị tật bẩm sinh cho bé.
- Những phụ nữ mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo bị polyp cổ tử cung thì nguy cơ bị sảy thai, sinh non là rất lớn.
- Các khối u lành tính ở cổ tử cung nếu không được điều trị sớm có thể biến chứng thành khối u ác tính gây ung thư cổ tử cung, đe dọa đến mạng sống của thai phụ.
4. Polyp lòng tử cung có mang thai được không?
Polyp lòng tử cung là bệnh lý nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng sau:
- Vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Khi kích thước khối polyp lớn hay đa polyp sẽ ảnh hưởng tới sự di chuyển của tinh trùng và sự làm tổ của trứng.
- Người mắc polyp lòng tử cung sẽ có nguy cơ buồng trứng đa nang cao hơn người thường.
- Khi phụ nữ mang thai thì khối polyp lòng tử cung cũng phát triển theo gây chèn ép vào thai nhi, gây ra hiện tượng sinh non, sảy thai,...
Gây ra tình trạng thiếu máu mạn tính do xuất huyết tử cung.
- Các khối polyp xuất hiện sẽ làm tăng lượng dịch tiết âm đạo gây nên thay đổi môi trường âm đạo tạo, chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi sinh vật có hại phát triển gây viêm âm hộ, âm đạo hay viêm cổ tử cung.
- Nguy cơ ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung cũng tăng lên. Các khối polyp lòng tử cung có thể bị viêm nhiễm hoặc thậm chí hoại tử gây ra lạc nội mạc tử cung, cơ tử cung lâu ngày dẫn tới nguy cơ ung thư tử cung.
5. Cách xử lý polyp cổ tử cung khi mang thai
Tùy vào mức độ phát triển các khối polyp, kích cỡ to hay nhỏ, triệu chứng kèm theo nặng hay nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn và theo dõi, điều trị nội khoa dùng thuốc hay phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật).
+ Phương pháp điều trị bảo tồn và theo dõi
Trường hợp polyp tử cung có kích thước nhỏ hơn 10mm và không kèm theo các triệu chứng lâm sàng thì có khoảng 6.3% polyp tử cung có thể tự thoái triển.
Lúc này các bác sĩ sẽ theo dõi thường xuyên phát triển của polyp trong suốt thai kỳ để có hướng xử lý tiếp theo.
+ Phương pháp nội khoa
Phương pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp khối u mới hình thành, có kích thước nhỏ. Việc dùng thuốc sẽ làm co nhỏ khối polyp tử cung và hạn chế các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm là khi ngừng dùng thuốc, bệnh có nguy cơ tái phát nên đây chỉ được xem là giải pháp tạm thời, không thể điều trị triệt để polyp tử cung.
+ Phương pháp ngoại khoa
Tùy vào từng trường hợp bệnh được chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai hoặc sẽ phẫu thuật cắt bỏ chúng.
Xoắn polyp cổ tử cung: bác sĩ có thể chỉ định phương pháp xoắn polyp với những khối polyp có kích thước nhỏ. Đây là dạng tiểu phẫu đơn giản, bác sĩ sẽ tiến hành dùng kẹp giữ phần chân polyp và vặn xoắn nhẹ nhàng để kéo khối polyp ra ngoài.
Phẫu thuật cắt polyp cổ tử cung khi mang thai: Nếu việc dùng thuốc và xoắn polyp đều không đáp ứng điều trị khi khối polyp đã quá lớn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ các khối polyp kết hợp với phương pháp đốt chân polyp để ngăn bệnh tái phát.
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại cùng nhiều phương pháp mới ra đời thì việc xử lý polyp cổ tử cung khi mang thai diễn ra rất nhanh chóng, an toàn, mang lại hiệu quả cao giúp chị em giảm bớt được nỗi lo khi không may mắc bệnh. Ở phụ nữ có thai mắc polyp tử cung, có rất nhiều sự sợ hãi sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, thông thường bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị chờ đợi, theo dõi kỹ hoặc sinh mổ cho họ trước nghĩ đến việc tiến hành giải phẫu trong giai đoạn thai kỳ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....