Hiện nay có nhiều phương pháp giục sinh khác nhau, tùy theo từng trường hợp bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Dựa vào tình trạng cổ tử cung của mẹ và tính khẩn cấp để cứu em bé, sau khi kiểm tra chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra quyết định có nên tiến hành giục sinh hay không?

Phương pháp giục sinh là gì?

Phương pháp giục sinh hay còn gọi là kích đẻ. Đây là phương pháp can thiệp để kết thúc thai kỳ thông qua ngả âm đạo bằng cách tạo các cơn co tử cung. Cách này chỉ nên thực hiện tại bệnh viện uy tín, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Giục sinh sẽ được chỉ định từ chính bác sĩ - người trực tiếp khám siêu âm, đọc kết quả xét nghiệm lâm sàng chuẩn đoán sức khoẻ của thai phụ và em bé để đưa quyết định sử dụng phương pháp giục sinh nào phù hợp để tránh tai biến.

Phương pháp giục sinh hay còn gọi là kích đẻ. Ảnh internet

Thông thường, khi sức khỏe của mẹ không tốt thai phụ chửa trâu, khó đẻ, thai thất thường, có biến cố xảy ra trong quá trình sinh để lại hậu quả xấu cho mẹ và bé thì bác sĩ mới tiến hành giục sinh. Bên cạnh đó, giục sinh còn được thực hiện khi mẹ mang thai quá ngày dự sinh một đến hai tuần. Bởi lúc này nhau thai của mẹ đã trở nên kém hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi vào khoảng tuần thứ 41 và nhiều biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp giục sinh trừ trường hợp khẩn cấp. Bởi so với việc giục sinh thì đẻ tự nhiên vẫn tốt hơn.

Quá trình thực hiện phương pháp giục sinh ra sao?

Cho đến hiện tại vẫn chưa có kỹ thuật kích đẻ nào được chứng minh là an toàn tuyệt đối. Do đó, là người mẹ thông minh, đừng nên quá lo lắng, không nên thử bất cứ điều gì mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, tất cả quá trình giục sinh sau đây đều phải thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao và tại bệnh viện lớn để có dụng cụ hỗ trợ phù hợp:

Phương pháp giục sinh sẽ tạo ra các cơn co bóp để giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng sinh nở . Ảnh internet

- Đầu tiên, bác sĩ sẽ tác động vào cổ tử cung để kích thích màng nhày tử cung chảy ra.

- Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ đặt thuốc hoặc gel chứa prostagladin vào âm đạo một đêm trước khi sinh nhằm giúp cổ tử cung mềm và sẵn sàng cho việc sinh nở.

- Tiếp theo bác sĩ sẽ truyền thuốc syntocinon vào cơ thể qua tĩnh mạch vài giờ trước khi bấm vào ối vỡ. Việc này không gây đau và được thực hiện trước khi cơn gò tử cung kéo đến gây vỡ ối. Thuốc này sẽ giúp kích thích cổ tử cung của mẹ mau chín để tạo ra sự co bóp đủ để bắt đầu chuyển dạ.

Tuy nhiên, nếu mẹ không thể chuyển dạ thì bác sĩ sẽ phải chỉnh định tiêm thêm một loại thuốc đó là Pitocin hay oxytocin để kích thích chuyển dạ hoặc tăng cường sự co bóp. Tuy nhiên, nếu tất cả các biện pháp trên không có tác dụng thì mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ để lấy con.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng, căn cứ vào thời gian và tình hình của thai phụ bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp giục sinh. Ảnh internet

Các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, vì phương pháp giục sinh không gây đau đớn hơn so với việc sinh thường. Đây đơn giản chỉ là biện pháp nhân tạo giúp cơ thể hình thành các cơn co tử cung, để giúp mẹ “vượt cạn” thành công. Hơn nữa, phương pháp này không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí thông minh của bé yêu trong bụng. Nên giục sinh không làm con bạn yếu hay kém thông minh hơn những trẻ sinh bình thường khác.