Phục hồi sau sinh: Hãy 'chăm sóc ưu ái' cho cơ vùng đáy chậu
Thế nào là cơ vùng đáy chậu?
Cơ đáy chậu tức là tổ chức nhóm cơ ở phía dưới vùng đáy chậu khép kín. Nó được ví như một chiếc lưới treo, kết nối chặt chẽ các bộ phận gồm niệu đạo, bàng quang, âm đạo, tử cung, trực tràng v.v… Từ đó có thể duy trì vị trí và chức năng của các cơ quan liên kết.
Một khi chiếc “võng” này mất tính đàn hồi, lực “treo” không đủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể phụ nữ, thậm chí có thể gây trở ngại cho chức năng làm mẹ sau này.
Tại sao phụ nữ sau sinh thường khiến cơ đáy chậu bị “lỏng nhão”?
Do trong suốt 10 tháng thai kỳ, cơ thể người mẹ xảy ra những biến đổi lớn từ kích thước, mức độ hormone, thể trọng, thể tích khoang bụng v.v… Thêm vào đó, cơ vùng đáy chậu liên tục bị áp lực do tử cung lớn dần lên, dần dần cơ ở đây có thể bị tổn thương. Sau khi sinh con, cơ vùng đáy chậu của phụ nữ không thể lập tức phục hồi, vì vậy rất dễ xuất hiện tình trạng bị lỏng nhão.
Cơ vùng đáy chậu bị lỏng nhão sẽ gây ảnh hưởng thế nào?
Tiểu tiện mất kiểm soát
Phụ nữ sau sinh rất nhiều người mắc phải tình trạng đi tiểu mất kiểm soát khi ngáp, cười lớn hoặc vận động. Nguyên nhân chính là do áp lực ở khoang bụng đột ngột tăng cao nhưng cơ đáy chậu bị suy thoái, không đủ sức “treo” nên không thể khống chế cảm giác tiểu tiện như bình thường.
Các cơ quan ở khoang chậu bị sa trễ
Tình trạng này đầu tiên phải kể đến chứng sa tử cung. Lúc chưa mang thai, tử cung chỉ to bằng quả trứng gà nhưng khi có em bé trong bụng, tử cung dần dần phình ra, trước thời gian sinh nở thậm chí có thể to gấp 200 lần so với bình thường.
Trong quá trình mang bầu và sinh con, tổ chức dây chằng chống đỡ tử cung bị kéo giãn, rách nứt, tổn thương nên cần thời gian để phục hồi. Theo các chuyên gia, tỷ lệ sa tử cung khi mẹ mang thai tuần thứ 36 là 52.2%, sa thành trước âm đạo là 37%.
Chức năng tình dục bị trở ngại
Chăm sóc phụ nữ sau sinh ngoài các phục hồi về thể chất thì tinh thần cũng cần quan tâm đúng mực. Trong đó, đời sống gối chăn sau khi sinh con của nhiều phụ nữ bị ảnh hưởng rõ rệt.
Nguyên nhân của vấn đề này một phần do các tổ chức cơ đáy chậu bị tổn thương, chưa kịp lấy lại sự dẻo dai như trước. Mẹ sau sinh có thể bị các tình trạng như ham muốn giảm, khó lên đỉnh, ngứa âm đạo, quan hệ đau rát v.v…
Đau lưng sau sinh
Tổ chức cơ ở khoang chậu và tử cung sau khi vừa sinh con rất khó hồi phục nhanh được. Các dây chằng và cơ đáy chậu bị lỏng nhão làm “đứt đoạn” các liên kết giữa các cơ quan, thêm vào đó nếu dịch thải sau sinh không được thải thông suốt sẽ khiến máu bị tích tụ ở khoang chậu, gây chứng đau lưng cho mẹ.
Thời kỳ vàng để thực hiện phương pháp hồi phục cơ đáy chậu
Hai tháng sau sinh chính là thời gian hiệu quả nhất để mẹ cố gắng lấy lại sức khỏe cho các cơ vùng đáy chậu, và khoảng nửa năm sau khi có con được xem là thời kỳ vàng cho quá trình này. Nếu bỏ lỡ thời gian này, việc phục hồi sẽ bị kéo dài hơn.
Bí quyết giúp mẹ tự luyện tập để hồi phục cơ vùng đáy chậu
Bài tập Kegel
Đây là các bài tập chủ yếu nhằm vào cơ mu cụt trong cơ thể con người. Nó thường có tác dụng làm săn chắc các cơ làm nhiệm vụ khống chế khả năng ngưng tiểu gấp, cải thiện tình trạng tiểu tiện mất kiểm soát ở mẹ vừa sinh con. Mỗi lần tập nên tiến hành đầy đủ và nhịp nhàng những động tác thu cơ – thả lỏng và giữ yên từ 10 giây trở lên để đạt hiệu quả tốt.
Bài tập Yoga
Các động tác Yoga cho phụ nữ sau sinh luôn hỗ trợ tốt trong việc phục hồi cơ vùng đáy chậu. Nó có hiệu quả lớn để cải thiện sức khỏe, vóc dáng lẫn tâm trạng của mẹ.
Vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học thì vận động cho các cơ cũng rất quan trọng. Mẹ nên kiên trì mỗi ngày trong thời gian vàng để giúp cơ đáy chậu trở lại trạng thái chắc chắn như ban đầu.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.