Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có sao không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đối với những mẹ bầu chưa được tiêm chủng phòng ngừa thủy đậu, thì sẽ không có thể kháng thể chống lại căn bệnh này. Do đó, nếu khi mang thai mà mắc thủy đậu thì tuyệt đối không nên xem thường bởi mẹ bầu nhiễm thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virus varicella gây ra là 10 – 20%, trong số người viêm phổi do virus này thì nguy cơ tử vong lên đến 40%. Hơn nữa, khi chưa tiêm phòng mà mà mẹ bầu bị thủy đậu thì có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Phụ nữ mang thai bị thủy đậu ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ảnh internet

Trong 3 tháng đầu mang thai, đặc biệt tuần thai thứ 8 đến tuần thứ 12 của thai kỳ được coi là thời điểm “nhạy cảm” nhất đối với sự phát triển của bé thì nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%, có thể để sẹo ở da. Ngoài ra, còn kèm theo các dị tật khác như: tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, trí não chậm phát triển. Trong trường hợp này, các chị em cần tiến hành siêu âm chi tiết để phát hiện các dấu hiệu khuyết tật hay các vấn đề bất thường ở thai nhi.

Từ tuần 13 – 20 của thai kỳ, mẹ bầu bị thủy đậu thì nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Chỉ sau tuần thứ 20 của thai kỳ, hầu như bệnh không ảnh hưởng đến thai nhi bởi vì khoảng 5 ngày sau khi nhiễm virus, cơ thể mẹ sẽ tự xuất kháng thể chống lại và sẽ truyền kháng thể này cho thai nhi qua nhau thai.

Khi bị thủy đậu mẹ bầu không nhất thiết phải phá bỏ thai nhi. Ảnh internet

Còn nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, đứa con sinh ra dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa, tỷ lệ tử vong rất cao.

Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có nên phá bỏ thai nhi?

Trên thực tế, không ít các chị em cho rằng khi mang thai mắc bệnh thủy đậu phá bỏ thai là tốt nhất vì lo ngại con sinh ra bị dị tật. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, bà bầu nhiễm thủy đậu – nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ nên thận trọng và cần theo dõi chặt chẽ. Bởi không phải cứ mẹ nào bị thủy đậu con sinh ra cũng dị dạng, câm điếc…

Nếu được đưa vào viện kịp thời, theo dõi và điều trị tốt thì mẹ bầu vẫn có thể sinh con khỏe mạnh như bình thường. Bởi thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não mặc dù xảy ra. Người bị thủy đậu đa số tự khỏi và không để lại sẹo, tỉ lệ gây biến chứng chỉ 1%. Vì thế, khi bị mắc bệnh này, mẹ bầu không nên quá hoang mang lo lắng, để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, để tránh mắc phải bệnh thủy đậu trong quá trình mang thai thì các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi có thai.

Khi bị thủy đậu mẹ bầu cần được thăm khám và theo dõi tình hình cụ thể. Ảnh internet

Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu thì nên giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa bình thường nhưng tránh tắm bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao. Khi tắm rửa xong cần dùng khăn sạch lau khô, bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, mẹ bầu cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Luôn luôn vệ sinh nhà cửa, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.