Có nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai như:

- Thay đổi nội tiết tố, khiến cho nồng độ nội tiết tố cao hơn, các mạch máu co lại và gây ra hiện tượng mệt mỏi, cáu gắt, đau đầu.

- Mẹ bầu mắc một số bệnh như viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm… thì cũng dễ bị đau đầu.

- Đặc biệt, vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đã lớn, trọng lượng tăng lên sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và dẫn đến chứng đau nhức vùng đầu.

- Ngoài ra, sống trong môi trường ồn ào, chế độ dinh dưỡng không đủ… cũng là một trong các nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị đau đầu.

Phụ nữ mang thai bị đau đầu – dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm

Phụ nữ mang thai bị đau đầu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh internet

Dù là đau đầu do nguyên nhân gì đi nữa thì các chị em cũng nên dè chừng và cẩn thận. Bởi nó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Khi phụ nữ mang thai hay bị đau đầu đồng thời xuất hiện kèm thêm một số triệu chứng khác như ốm nghén như buồn nôn, ói mửa, suy giảm trí nhớ, thị lực… sẽ khiến thai phụ luôn trong trạng thái mệt mỏi, làm ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Có nhiều mẹ bầu chủ quan, chỉ thấy đau đầu bình thường và không thấy xuất hiện thêm hiện tượng gì nên đã bỏ qua. Tuy nhiên, rất có thể hiện tượng đau đầu chính là tín hiệu thông báo các mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật. Hoặc có thể mắc các chứng bệnh khác như chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa đạm trong nước tiểu, tăng cân đột ngột… Nếu không được điều trị kịp thời, tính mạng của mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, khi bước vào giai đoạn 3 tháng cuối, có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

Phụ nữ mang thai bị đau đầu nên làm gì để cải thiện?

Khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu, các mẹ bầu có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây để cải thiện sức khỏe, tâm lý thoải mái tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Để làm giảm tình trạng đau đầu mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Ảnh internet

Để giảm thiểu hiện tượng bị đau đầu, thì thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu cần bổ sung thêm một số thực phẩm sắt như: bông cải xanh, rau chân vịt, mía… tốt cho máu lưu thông máu lên não dễ dàng hơn. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm sữa tươi, đậu trắng, khoai tây vào thực đơn dinh dưỡng… đây là những thực phẩm giảm cơn đau đầu rất hiệu quả và an toàn cho thai phụ.

Cần tránh rượu, bia, cà phê… vì đây là những thực phẩm khiến cho đầu thêm đau, tăng cơn ốm nghén.  

Cần giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi

Mẹ bầu cần tránh các áp lực, gây căng thẳng, sắp xếp thời gian và điều tiết công việc hợp lý để não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn. Buổi tối có thể đi dạo, nghe nhạc trước đi ngủ để tâm trạng thoải mái. Mẹ bầu phải đi ngủ đúng giờ và đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi, tạo tái năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn cũng giúp mẹ bầu giảm đau đầu hiệu quả. Ảnh internet

Đây cũng là một trong những phương pháp giúp mẹ bầu hạn chế được chứng đau đầu khi mang thai. Mẹ bầu có thể ngồi thiên, tập yoga… là những môn rất tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Các bài tập này không chỉ giúp cơ thể khỏe khoắn mà còn khiến tinh thần các mẹ trở lên lạc quan và vui vẻ hơn nữa.

Ngoài ra, hàng ngày, mẹ bầu có thể massage đầu, đây cũng là một cách làm giảm chứng đau đầu cực kỳ hiệu quả.

Nếu đã áp dụng các phương pháp phòng chống đau đầu khi mang thai mà vẫn không hiệu quả mà lại có xu hướng gia tăng thì các mẹ cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.