Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên truyền nước không?
Truyền nước là biện pháp y khoa được các bác sĩ tiến hành nhằm hỗ trợ hồi sức và điều trị cho bệnh nhân. Đối với bà bầu, trong thời kỳ thai nghén thường rất mệt mỏi và mất sức nên nhiều người cũng truyền nước. Vậy điều này có nên không?
Để biết rõ hơn về vấn đề này, thực chất phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên truyền nước không? Thì bạn các chị em cần phải hiểu đúng bản chất của sự việc.
Hiểu đúng về việc truyền nước
Truyền nước rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Nhưng chúng thực sự có lợi khi chỉ số đạm, đường, muối, các chất điện giải thấp hơn bình thường. Những trường hợp cần truyền nước như: khi bị mất nước, mất máu, bị suy dinh dưỡng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật, khi cấp cứu, khi cần đưa thuốc vào máu…
Hiện nay có nhiều loại truyền nước khác nhau, bao gồm:
Truyền dịch chứa các chất điện giải, như Lactat Ringer, NaCl 0,9%, NaHCO3 1,4%: Được áp dụng trong trường hợp mất nước, mất máu, tiêu chảy, ói, phỏng, rối loạn điện giải, sốt nhiễm siêu vi biểu hiện mất nước. Loại này được gọi tắt là truyền dịch nước biển.
Truyền dịch chứa các chất dinh dưỡng: Loại này được chia làm nhiều loại nhỏ như:
- Chứa đường, Glucose 5%, 10%, 30%: Có tác dụng hạ đường huyết, suy dinh dưỡng, ăn kém, ngộ độc.
- Chứa Vitamin và điện giải còn gọi là truyền đạm hoa quả như Pantogen, Vitaplex: Dùng trong trường hợp ăn kém, làm đẹp dà và bổ sung vitamin cho cơ thể.
- Chứa đạm, acid amin như Alversin, Aminoplasma: Dùng cho trường hợp suy dinh dưỡng, giảm protein trong máu, sau phẫu thuật, stress.
- Chứa Lipid (mỡ): Loại này truyền nước được chỉ định rất khắt khe, chỉ dùng cho suy kiệt, sau phẫu thuật, cơ thể không hấp thu được lượng mỡ cần thiết.
- Dịch truyền đặc biệt chứa Albumin, huyết tương tương, máu và các chế phẩm về máu: Dùng trong trường hợp người bệnh bị mất máu.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên truyền nước không?
Phần lớn, khi mang thai phụ nữ thường xuyên mắc phải các hiện tượng kiệt sức, buồn nôn và cơ thể mệt mỏi. Để giải quyết cho tình trạng này, nhiều mẹ đã chọn giải pháp là truyền nước. Nhất là trong thời gian 3 tháng thai kỳ đầu tiên, các chị em thường bị ốm nghén, khiến cho cơ thể xanh xao, nhiều mẹ bầu đã truyền nước để làm giảm tình trạng này.
Nhưng trên thực tế, không phải trường hợp nào mẹ bầu cũng có thể truyền nước. Truyền không đúng có nghĩa là phản khoa học.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu có thể truyền nước và đạm trong những trường hợp quá mất sức và không ăn uống được dài ngày. Nhưng chỉ là mệt mỏi hay chóng mặt ở những tháng đầu là điều hết sức bình thường, xảy ra do sự thay đổi nội tiết, dinh dưỡng trong cơ thể và thường sẽ hết sau 3 tháng thì mẹ bầu không cần thiết phải truyền nước.
Nếu chỉ truyền nước vì mệt mỏi do nghén thì hoàn toàn không nên, thay vào đó các mẹ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết như axit folic, sắt, Canxi… để hồi phục sức khỏe là được.
Trong trường hợp, mẹ bầu cần phải truyền nước thì nên đến các cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế đến truyền và trực tiếp theo dõi để tránh hiện tượng sốc và có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây những thông tin giải thích cụ thể về việc phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên truyền nước, truyền đạm không? Vừa giúp các chị em bổ sung thêm kiến thức và kĩ năng chăm sóc bản thân và thai nhi trong thời kì mang thai được tốt nhất.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.