Phòng bệnh hô hấp cho trẻ trong mùa lạnh
Chế độ dinh dưỡng
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho ăn dặm đúng thời điểm, đầy đủ và đúng cách. Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi, đặc biệt ba chất sinh năng lượng là chất đạm, chất béo và chất bột, đường.
Trong đạm động vật có rất nhiều protein giúp tham gia miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, khi đã ăn đủ đạm sẽ là cách phòng bệnh tốt nhất với trẻ nhỏ.
Các loại thực phẩm giàu đạm là: Thịt trắng, thịt đỏ, cá... Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung vitamin cho trẻ. Vitamin có nhiều trong những loại rau củ có màu sắc đậm như rau có màu xanh, quả màu đỏ, vàng...
Đặc biệt là vitamin A bởi vitamin A tăng cường tế bào biểu mô của hệ hô hấp, tăng cường chất dịch nhày của hệ hô hấp. Những chất dịch nhày này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn...Vitamin A có trong các loại rau quả như đu đủ, dưa hấu, quả hồng, cà chua, rau dền đỏ, bưởi, cam, quýt...Cho trẻ uống nhiều nước. Hạn chế hoặc không cho trẻ ăn uống các thực phẩm quá lạnh để tránh viêm họng.
Tiêm chủng đầy đủ
Hệ miễn dịch được coi là hàng rào tự nhiên ngăn chặn và tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài giúp trẻ không bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên, ngay từ những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt, cơ thể trẻ chưa sản xuất đủ kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, để tăng cường hệ miễn dịch, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, giúp bé có đủ đề kháng ngăn ngừa các dịch bệnh nguy hiểm.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ
Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm. Lưu ý các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc trẻ; không cho trẻ mút tay, mút đồ chơi vì đây là con đường lây bệnh rất phổ biến; vệ sinh nhà cửa, bàn ghế, đồ chơi, quần áo cho trẻ thật sạch sẽ; giữ môi trường thông thoáng, tránh ẩm thấp; không cho trẻ tiếp xúc với người hút thuốc lá và không để trẻ hít phải khói thuốc.
Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm nhiễm đường hô hấp như sổ mũi, ho, sốt nhẹ, cần chăm sóc và theo dõi. Có thể làm giảm các triệu chứng bằng thuốc hạ sốt, thảo dược giảm ho, tăng cường miễn dịch... Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ sát sao sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, không bị biến chứng.
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh vì bệnh hô hấp lúc giao mùa chủ yếu khởi phát là do virus nên kháng sinh không có tác dụng. Lạm dụng kháng sinh có thể tác hại đến sức khỏe của trẻ do tác dụng phụ của thuốc, tăng nguy cơ kháng kháng sinh, đồng thời tước đi cơ hội rèn luyện miễn dịch của trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ bị ho, sổ mũi, sốt hoặc bé có kèm theo biếng ăn, nôn trớ... các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...