Phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4 sau cơn đau ngực, ho khan
Bệnh nhân là Đ.V.T. (56 tuổi), tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 2 tuần, ông T. ăn uống kém, sụt 2 kg, đau tức ngực phải, khó thở khi gắng sức, có ho khan. Nam bệnh nhân đi khám, chụp phim X-quang ngực có hình ảnh tràn dịch màng phổi phải, được nhập viện vào Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Các bác sĩ đã tiến hành chọc hút dịch màng phổi xét nghiệm Cellblock (kỹ thuật khối tế bào). Kết quả cho thấy ông bị ung thư biểu mô tuyến phổi phải di căn hạch, màng phổi, xương đa ổ giai đoạn IV, đột biến gen EGFR trên exon 19.
Sau khi điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai 3 tháng, bệnh nhân ổn định, hết đau ngực, không khó thở, không xuất hiện các tác dụng phụ ảnh hưởng điều trị.
GS.TS Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, cho biết trên thế giới, ung thư phổi là một trong những loại ung thư hay gặp nhất. Tình trạng này tương tự ở Việt Nam, đây là loại ung thư thuộc top đầu.
Theo Globocan, năm 2020, thế giới có hơn 2,2 triệu người mới mắc ung thư phổi; gần 1,8 triệu người chết vì bệnh này. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai cả về tỷ lệ mới mắc với gần 26.300 người và tỷ lệ tử vong với hơn 25.300 người.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, cho hay việc chẩn đoán và điều trị sớm ung thư phổi vẫn còn là một thách thức lớn đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Tùy theo giai đoạn, kết quả mô bệnh học và thể trạng của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Phác đồ điều trị ung thư phổi thường là sự kết hợp của nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu, điều trị đích và liệu pháp miễn dịch. Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn, điều trị toàn thân giúp cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Qua nhiều nghiên cứu, ho biểu hiện ở 50-70% các trường hợp, hầu hết người bệnh không được điều trị khỏi bằng biện pháp điều trị thông thường. Đôi khi ho đi kèm với khàn tiếng, khạc đờm nhuốm ít máu, tùy vào mức độ xâm lấn của khối u trong cơ thể.
Đây là một triệu chứng rất không đặc hiệu, có thể xảy ra khi chúng ta cảm lạnh hay mắc cúm thông thường. Nhưng nếu bị ho kéo dài trong vòng vài tuần, đó là dấu hiệu cho thấy nên đi khám.
Khi thấy các dấu hiệu sớm như ho kéo dài, ho ra máu, đau nặng ngực, khó thở, mệt mỏi, sụt cân nhanh, người dân nên đến cơ sở y tế có chuyên môn để kịp thời phát hiện, điều trị sớm căn bệnh này.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....