Ông Lê Tùng Vân có bị tạm giam khi tự ý rời Long An đi TP.HCM
Công an tỉnh Long An đang xem xét việc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị can Lê Tùng Vân (90 tuổi, ngụ tỉnh Long An) sau khi ông này tự ý rời khỏi địa phương trong khi đang bị cấm rời khỏi nơi cư trú.
Theo cơ quan chức năng, ngày 9/6, bị can Lê Tùng Vân đến quận 6, TP.HCM, để làm CCCD gắn chip. Ngay trong ngày, lực lượng chức năng đã phát hiện, đưa người này trở về nơi cư trú ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Với hành vi tự ý rời khỏi nơi cư trú, bị can Lê Tùng Vân sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo dõi vụ việc, tiến sĩ Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, cho biết trường hợp bị can đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú mà tự ý rời khỏi nơi cư trú, ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng thì cơ quan điều tra có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn là tạm giam để đảm bảo hoạt động tố tụng được diễn ra thuận lợi.
Ông Cường phân tích bản chất của biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là hạn chế quyền đi lại của bị can, bị cáo để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và đảm bảo an toàn cho cộng đồng, hạn chế nguy cơ bị can bỏ trốn.
"Người nào đã bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng không chấp hành, gây nguy hiểm cho cộng đồng hoặc gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn, chuyển sang tạm giam", luật sư Cường nói và cho biết quy định này được nêu tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Quynh, Giám đốc hãng luật Hưng Yên, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, cho biết nếu có lý do chính đáng như đi khám bệnh, chữa bệnh... thì bị can, bị cáo đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú vẫn được phép rời nơi cư trú nhưng phải xin phép cơ quan chức năng.
Khi đó, bị can, bị cáo phải viết đơn, ghi rõ thời gian đi, thời gian về, địa chỉ đến, mục đích rời nơi cư trú... gửi cho cơ quan điều tra. Khi được chấp thuận, bị can, bị cáo cần tiếp tục thông báo cho chính quyền địa phương nơi đang bị áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
"Trong trường hợp bị can, bị cáo tự ý rời khỏi nơi cư trú thì cơ quan điều tra có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn cao hơn. Còn nếu bị can, bị cáo lợi dụng khi được phép rời nơi cư trú để bỏ trốn hay tiếp tục phạm tội thì sẽ bị truy nã và bị áp dụng các tình tiết tăng nặng trong quá trình xét xử, truy cứu", Giám đốc hãng luật Hưng Yên nói.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...