Nước đỗ đen tốt cho sức khoẻ nhưng lại 'đại kỵ' với 4 nhóm người sau
Đỗ đen là loại ngũ cốc giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như các bài thuốc Đông y. Không ít gia đình sử dụng nước đỗ đen mỗi ngày để giải nhiệt. Tuy nhiên, uống nước đỗ đen mỗi ngày được không và ai không nên uống nước đỗ đen là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tác dụng của nước đỗ đen
Bài viết của bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Y dược TP.HCM trên Báo VnExpress nêu rõ, đỗ đen là loại ngũ cốc giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như các bài thuốc Đông y. Thành phần hóa học của hạt đỗ đen khá đa dạng, nhiều tác dụng như trị đau lưng, chữa mất ngủ, táo bón, bồi bổ phụ nữ sau sinh.
Đỗ đen chứa isoflavone và anthocyanin. Đây là hai chất có khả năng điều chỉnh, chuyển hóa chất béo. Bên cạnh đó, nước đậu đen có thể giúp giảm cân do tác dụng làm đầy bụng, no nước, sẽ ít sử dụng các thực phẩm khác.
Có nên uống nước đỗ đen hàng ngày
Theo bài viết của bác sĩ Vũ, nước đỗ đen chỉ nên sử dụng như món giải khát, 2-3 lần một tuần, mỗi lần khoảng 100-250 ml. Không nên dùng thay nước uống hàng ngày vì chúng có thể ảnh hưởng khả năng hấp thu các chất trong cơ thể.
Đơn cử, đỗ đen chứa phytat, gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho, có thể dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Bởi vậy, thời gian lý tưởng để sử dụng đậu đen với các thực phẩm khác là cách nhau khoảng 4 giờ.
Những người không nên uống nước đỗ đen
Báo VietNamNet dẫn nguồn Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học Cổ truyền, trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, dưới đây là những người cần hạn chế sử dụng đỗ đen hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước:
Thứ nhất, người bị bệnh thận: Nước đỗ đen tác dụng lợi tiểu, do đó người có bệnh về thận cần thận trọng khi sử dụng.
Thứ hai, người đang uống thuốc có khoáng chất: Trong nước đậu đen chứa Phytat làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Phytat gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho.
Vì vậy, bạn không nên dùng nước đậu đen để uống các loại thuốc có chứa sắt, kẽm, can, đồng, canxi hoặc sử dụng thực phẩm có chứa các chất này… dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Tốt nhất, thời gian lý tưởng để sử dụng đậu đen với các thực phẩm khác là cách nhau khoảng 4 giờ.
Thứ ba, người mắc bệnh viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đỗ đen. Nếu bạn muốn uống thì phải rang lên và dùng với số lượng ít.
Thứ tư, trẻ nhỏ và người già, do hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Trên đây là những người không nên uống nước đỗ đen. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại nước này nhé.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế bạn đã biết ăn bánh mì thường xuyên có những lợi ích và tác hại gì?