Nước mắt người mẹ đằng đẵng nuôi con mắc bệnh hiếm, chảy máu ồ ạt
Chị Đỗ Thị Hiền có hai con là Phạm Anh Tuấn (19 tuổi) và Phạm Ngọc Ánh (11 tuổi). Cả hai anh em đều bị bệnh suy nhược chức năng tiều cầu.
Đây là một bệnh rối loạn chảy máu di truyền hiếm gặp, khiến hai anh em Tuấn thường xuyên chảy máu khó cầm và bị mất máu.
Tuấn phát hiện bệnh khi em được 14 tháng tuổi. Từ đó đến nay, bao nhiêu lần em trải qua biến cố thập tử nhất sinh. Lần nặng nhất là năm 2005, Tuấn bị chảy máu cam ồ ạt, nôn ra máu và xuất huyết tiêu hóa.
Em Phạm Anh Tuấn bị bệnh chảy máu di truyền hiếm gặp. Ảnh: BVCC
Thời điểm đó, Tuấn lên 5 tuổi. Máu cứ chảy ra từ mũi, miệng và đi ngoài ra máu. Em nằm bất động, da trắng bệch, môi nhợt nhạt vì mất máu quá nhiều. Trong khi đó, bệnh viện hết máu và tiểu cầu.
Bố Tuấn phải phi như bay từ Yên Bái xuống Hà Nội để hiến máu cho con.
“Nếu bố xuống bệnh viện không kịp thì con bỏ mạng”, chị Hiền rơi nước mắt nhớ lại. Tất cả những ký ức kinh hoàng đó vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim người mẹ tần tảo nuôi con mắc bệnh hiểm nghèo.
Mãi 8 năm sau, vợ chồng chị Hiền mới dám sinh thêm con. Chị chỉ mong đứa con thứ hai sẽ khỏe mạnh, không mắc bệnh như anh trai.
Con gái Phạm Ngọc Ánh cũng mắc bệnh chảy máu như anh trai. Lúc nào chị Hiền cũng lo lắng thấp thỏm không có máu và tiểu cầu để truyền cho con. Ảnh: BVCC
Thế nhưng trò đùa số phận vẫn không buông tha cho gia đình chị. Bé thứ hai Phạm Ngọc Ánh cũng mắc bệnh chảy máu. Mười năm nay, hai anh em ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương nhiều hơn ở nhà.
Hầu như tháng nào hai anh em cũng phải vào viện truyền tiểu cầu và khối hồng cầu, phải sống nhờ vào nguồn máu hiến. Chị Hiền khóc không còn nước mắt khi biết máu “người dưng” là nguồn sống của hai anh em, là niềm hy vọng của cả gia đình. Phụ thuộc vào nguồn máu hiến nên lúc nào chị cũng lo thấp thỏm, sợ con không có máu và tiểu cầu để truyền.
Nỗi lo ấy càng lớn hơn khi Tết sắp về - thời điểm mọi người đổ xô về quê, nguồn máu hiến trở nên khan hiếm trầm trọng.
Ước tính riêng trong 3 tháng cuối năm, trước và sau Tết Nguyên đán (từ tháng 12/2019 - tháng 2/2020), Viện Huyết học - Truyền máu TW cần khoảng 80.000 đơn vị máu để phục vụ cho nhu cầu cấp cứu và điều trị của 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố.
Viện Huyết học - Truyền máu TW kêu gọi những người đủ điều kiện sức khỏe, đặc biệt là các bạn có nhóm máu O và nhóm máu A tham gia hiến máu tại một trong các địa điểm sau:
- Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) từ 8h đến 20h tất cả các ngày (tại tầng 2, Khoa Tiếp nhận máu và các thành phần máu).
- Điểm hiến máu cố định quận Hoàn Kiếm tại 26 phố Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm, Hà Nội; từ 8h đến 17h các ngày thứ 2 đến thứ 7.
- Điểm hiến máu cố định quận Thanh Xuân tại 132 Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội; từ 8h đến 17h các ngày thứ 2 đến thứ 7.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...