Lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp trị cảm, bổ khí, tán phong hàn, trị nhức đầu, hen suyễn. Không chỉ ăn lá tía tô trực tiếp, một số người còn chọn cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày.

Lá tía tô được xem là một loại thảo mộc, dược liệu an toàn và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nhưng giống như mọi loại thực phẩm khác, khi sử dụng không đúng cách, bạn có thể vô tình tạo ra những tác hại khôn lường và đặc biệt một số người không nên dùng lá tía tô.

Nước lá tía tô tốt cho sức khỏe, uống bao nhiêu là đủ? Điều gì xảy ra nếu bạn uống quá nhiều? Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của nước lá tía tô đối với sức khỏe

Chống ung thư: Tía tô có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Con người càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp.

Rất tốt cho sức khỏe tim mạch: Nước tía tô là loại nước rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ.

Giảm cân: Trong tinh dầu của tía tô chứa Alpha linolenat, đây là một axit omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, giúp giảm cân. Ngoài ra, việc uống nước lá tía tô còn giúp làm săn chắc các vùng có mỡ thừa, tăng cảm giác no lâu, giúp chị em khống chế cơn thèm ăn và không còn ăn vặt nhiều nữa.

Lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp trị cảm, bổ khí, tán phong hàn, trị nhức đầu, hen suyễn.  Ảnh minh họa: Internet

Có lợi cho xương khớp: Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Người bệnh viêm khớp dạng thấp và đang mắc một số bệnh xương khớp khác nếu uống nước lá tía tô có thể giảm đau và giảm triệu chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống quá nhiều nước lá tía tô?

Theo các chuyên gia, tuy tía tô tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài. Nếu uống nước lá tía tô quá nhiều và trong thời gian dài sẽ dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, cơ thể suy nhược.

Bạn nên chia nhỏ lượng nước tía tô cho từng lần uống, mỗi đợt uống nước lá tía tô không nên uống quá lâu.

Trong lá tía tô cũng chứa nhiều axit oxalic, nếu uống thường xuyên sẽ tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể. Lượng axit oxalic lắng đọng trong cơ thể nhiều dễ gây tổn thương hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

Lá tía tô có tính ấm, những người có biểu hiện nóng trong nhiều, tốt nhất không nên uống vì có thể làm bệnh nặng thêm. Ảnh minh họa: Internet

Những người không nên uống nhiều nước lá tía tô

Phụ nữ mang thai: Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cảnh báo chưa có nghiên cứu nào chứng minh nước lá tía tô giúp phụ nữ dễ sinh hơn, thậm chí điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy. Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.

Người đang bị cảm nóng: Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.

Người bị dị ứng với tía tô: Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó trước khi sử dụng số lượng lớn bạn nên uống một lượng nhỏ tía tô. Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần.