Người bị bệnh tiểu đường

Trong các loại nước giải khát tự nhiên thì nước dừa được khá nhiều thích, bởi nó chứa hàm lượng đường thấp tốt cho sức khỏe. Trung bình trong một cốc nước dừa chứa 6,26 gam. Nhưng nó lại không hề dành cho những người mắc bệnh tiểu đường bởi hàn lượng calo cao nên dễ làm tăng đường huyết.

Người bị bệnh huyết áp thấp

Do nước dừa có tính hàn cao, giúp thanh nhiệt giải độc nên có tác dụng làm giảm huyết áp rất tốt. Đồng thời, nó còn bổ sung kali cho cơ thể, từ đó tăng cường quá trình đào thải muối ion natri qua hệ tiết niệu. Sau khi thành phần Natri bị đào thải sẽ kéo theo nước, làm giảm thể tích tuần hoàn, huyết áp từ đó cũng sẽ giảm xuống một cách từ từ. Nhưng đối với những người huyết áp thấp thì nước dừa lại dễ gây hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay…

Người dị ứng không uống nước dừa

Người dễ mắc các bệnh dị ứng

Với những người bị dị ứng với thành phần của dừa thì tuyệt đối không nên uống nước dừa. Bởi nó sẽ gây mẩn ngứa, tê lưỡi, bủn rủn chân tay, đau bụng, đột quỵ…

Bên cạnh đó, khi uống nước dừa bạn cũng không nên uống với đá lạnh và nước dừa đều có tính hàn, khi kết hợp chung với nhau sẽ khiến cơ thể bị lạnh, dẫn đến tình trạng đau bụng, khó tiêu hoặc sốt nhẹ.

Không nên uống quá nhiều nước dừa

Trong thành phần dinh dưỡng của nước dừa có chứa hàm lượng kali rất cao, vì vậy, tiêu thụ quá nhiều nước dừa có thể làm tăng lượng kali trong máu quá mức. Và điều này có thể dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, choáng váng và mất ý thức. Chính vì vậy, bạn không nên uống quá nhiều nước dừa không tốt cho cơ thể.

Người huyết áp thấp không uống nước dừa

Không uống nước dừa vào buổi tối

Nước dừa có tính hàn cao nên bạn tránh uống vào buổi tối dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, mệt mỏi. Bên cạnh đó, khi bạn nạp nhiều nước dừa vào buổi tối còn dễ khiến bạn mất ngủ vì đi tiểu đêm, ảnh hưởng tới sức khỏe.