Nữ sinh 14 tuổi cả tháng không thay quần nhỏ, đang học phải đi cấp cứu: Từ nhỏ đã không có mẹ
Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có những trường hợp lại không biết điều đó. Câu chuyện của một nữ sinh mặc nội y cả tháng không thay, kể cả khi tới kỳ ''đèn đỏ'' khiến nhiều người rùng mình sợ hãi.
Nữ sinh trong câu chuyện trên là Xiaozhen (14 tuổi, ở Trung Quốc), cô bé vốn là một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình đơn thân. Bởi vì cha cô thích cờ bạc nên mẹ cô đã ly dị và để lại Xiaozhen cho cha cô nuôi.
Tuy nhiên sau khi ly hôn, cha của Xiaozhen không thay đổi thói quen cờ bạc mà vẫn tiếp tục và không quan tâm đến Xiaozhen. Chính vì thế, bé gái này vì không có mẹ bên cạnh nên rất ít kiến thức về sinh lý học, đến tuổi dậy thì có ''đèn đỏ'', Xiaozhen không những không hiểu đó là gì, mà còn dùng giấy để lót, có khi cả tháng không thay ''quần chíp''.
Một năm sau khi sống trong tình trạng này, Xiaozhen thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu trong người, nhưng bé gái đáng thương không dám nói với cha mình.
Trong một buổi thể dục, Xiaozhen bị đau dữ dội ở phần dưới nên bé được giáo viên đưa đến bệnh xá gần đó. Sau kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán Xiaozhen đang mắc bệnh phụ khoa nghiêm trọng, cần dùng thuốc lâu dài để giảm viêm.
Cũng may cô bé được đưa đi khám kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tử cung sau này.
Câu chuyện trên thực sự khiến nhiều người phải rùng mình vì sợ hãi. Bởi lẽ quần nhỏ là đồ cực kỳ bẩn, tiếp xúc trực tiếp với phần phụ, nhiều vi khuẩn, mồ hôi, nước tiểu...
Nữ giới bắt buộc phải thay và giặt chúng thường xuyên hàng ngày, đồ lót chưa giặt trong một ngày sẽ bị bám đầy các loại bụi bẩn, nước tiểu, phân, mồ hôi... trong đó có cả vi khuẩn E.coli, ký sinh trùng và các loại vi trùng.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý thay đồ lót từ 5-6 tháng một lần. Quần lót khi mặc lâu ngày sẽ ngả màu vàng và trở nên khô cứng, chúng không chỉ gây khó chịu khi mặc mà còn dễ sinh vi khuẩn gây bệnh cho “vùng tam giác”.
Một số lưu ý khi sử dụng quần lót để tránh bệnh phụ khoa
+ Chọn quần chip chất vải cotton
Vải cotton mềm, thấm hút tốt để tránh ma sát với cơ thể và tránh gây viêm nhiễm, dị ứng, ngứa ngáy cho “vùng tam giác”. Trong trường hợp không chọn được loại chất vảicotton nguyên chất, thì ít nhất cũng phải đảm bảo đũng quần được làm bằng bông tinh khiết để không tạo cảm giác khó chịu.
+ Giặt quần chíp ngay sau khi thay ra
Không chỉ phải thay quần chíp mỗi ngày, mà chị em cần phải giặt quần áo nhỏ đã mặc ngay sau khi thay ra, không đợi đến ngày hôm sau, vì sau một đêm sẽ sinh ra vi khuẩn.
+ Quần chíp cần được giặt riêng
Không nên giặt quần chíp chung với các loại quần áo khác, cũng như giặt chung đồ với người khác để tránh lây nhiễm bệnh. Tốt nhất chị em nên giặt bằng tay thay vì cho vào máy giặt.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....