"Nốt ruồi" này sẽ bật mí cho bạn biết thời điểm căn bệnh ung thư ghé thăm
Ung thư được cho là căn bệnh thế kỷ hiện nay khi trên toàn cầu ghi nhận có tới hơn 23 triệu người sống chung với nó. Mỗi năm, lại có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong vì căn bệnh này.
Thế nên việc tầm soát và phát hiện bệnh ung thư sớm được cho là 1 trong những phương pháp giúp giảm thiểu con số người nhiễm bệnh.
Mới đây, các chuyên gia nghiên cứu thuộc ĐH ETH Zurich (Thụy Sĩ) đã sáng tạo ra "một thiết bị cấy ghép cực nhỏ" - chỉ giống như 1 chiếc nốt ruồi nhưng có tác dụng cực bất ngờ.
Cụ thể, "nốt ruồi" sau khi được cấy vào cơ thể sẽ giúp cảnh báo 4 loại ung thư - ung thư phổi, đại tràng, vú và tuyến tiền liệt - trước khi cả thiết bị tầm soát ung thư phát hiện ra.
Và nếu như tất cả họ được phát hiện sớm, số tử vong có thể giảm đi hàng chục ngàn - một con số lớn.
Theo các chuyên gia, chúng ta thường phát hiện ra ung thư khi 1 lượng canxi khá lớn phóng thích vào máu. Và những chiếc "nốt ruồi" này sẽ có nhiệm vụ "nhạy cảm" với hàm lượng canxi trong máu.
Khi hàm lượng canxi trong máu tăng cao, sẽ kích hoạt melanin hoạt động - tạo ra những nốt ruồi, vết nám... trên da, từ đó giúp người dùng đi khám sức khỏe ngay lập tức.
Với người khỏe mạnh, miếng cấy ghép này sẽ chỉ được nhìn thấy bằng loại đèn hồng ngoại chuyên dụng. Còn với người bị bệnh, ta hoàn toàn có thể nhìn thấy chúng với sự hiển thị bằng nốt ruồi bằng mắt thường.
Giáo sư Martin Fussenegger - thuộc trường ĐH ETH Zurich (Thụy Sĩ) chia sẻ, trong khoảng 10 năm tới, thiết bị này có thể được đưa ra thị trường. Hiện giới nghiên cứu đang tiến hành thí nghiệm lâm sàng để hoàn thiện tính năng của chúng.
Các nhà khoa học nghĩ rằng, thiết bị này sẽ đặc biệt hữu ích cho những người dễ bị ung thư di truyền, chẳng hạn như những người mang đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 khiến họ có nguy cơ ung thư vú cao hơn người bình thường.
Tiến sĩ Fussenegger nói thêm: "Việc kiểm tra thường xuyên này có thể do bác sĩ tiến hành và chúng không gây cho người bệnh sự căng thẳng quá mức, cũng như chi phí".
Cho đến nay, hệ thống cảnh báo này mới được thử nghiệm trên tế bào người, chuột và trên da heo nhưng nó cũng ghi nhận nhiều kết quả đáng ngạc nhiên trong các xét nghiệm.
Giới nghiên cứu hi vọng rằng nó có thể phát triển để phát hiện thêm dấu hiệu khác trong cơ thể như sự rối loạn hormone hay mất trí nhớ...
Tiến sĩ Catherine Pickworth đến từ Viện nghiên cứu ung thư Anh cho hay: "Phát hiện ung thư sớm có ý nghĩa lớn khi giúp người bệnh tiếp cận được với phương pháp điều trị, từ đó hi vọng sống cao hơn. Mặc dù chúng tôi vẫn luôn khuyến khích nữ giới kiểm tra ngực thường xuyên và đi khám khi thấy bất cứ 1 thay đổi nào nhưng thiết bị này thực sự là trợ thủ đắc lực trong việc phát hiện tế bào ung thư".
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...