Nổi hạch sau gáy và đau liệu có nguy hiểm cho sức khỏe?
Bệnh tật là nỗi ám ảnh của tất cả chúng ta vì nó gây những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong đó việc bị nổi hạch sau gáy và đau khiến nhiều người lo lắng vì không biết rằng nó có nguy hiểm hay không. Để giúp bạn có thêm kiến thức về sức khỏe và hạch, bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.
Nguyên nhân khiến vùng sau gáy bị nổi hạch
Cơ thể của con người có bộ phận đó là hạch hay còn gọi là hạch bạch huyết. Chức năng của hạch này đó là sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân xấu gây hại như vi rút, vi khuẩn,...
Thông thường, hạch này sẽ ẩn, không có biểu hiện đau nhức và chúng ta cũng không thể sờ thấy hay nhìn thấy được. Nhưng khi gặp yếu tố xấu, hạch sẽ bị nổi lên, khi sờ vào sẽ thấy cứng và sần, nhiều trường hợp ấn vào còn bị đau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là cơ thể bị các bệnh viêm nhiễm như viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, viêm tai,... Nếu trẻ nhỏ sốt cao trên 38 độ, bị nhiễm trùng,... cũng có thể khiến hạch bị nổi lên và dễ nhận biết.
Bị hạch sau gáy có nguy hiểm không?
Vị trí hạch dễ bị nổi nhất đó là vùng sau gáy. Đa phần hạch nổi ở đây là lành tính, không có gì khiến bạn phải lo ngại. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý và sớm phát hiện bệnh để có cách bảo vệ cơ thể tốt nhất.
Có nhiều kích thước hạch khác nhau có tính lành và dữ cũng khác nhau. Đối với hạch lành tính thường kích thước nhỏ hơn 1 cm hoặc lớn hơn nhưng không quá nhiều, dễ xuất hiện và nhanh chóng khỏi. Hạc ác tính sẽ ngày càng tăng kích thước và không mất đi nếu bạn không có biện pháp điều trị.
Điều trị bị nổi hạch sau gáy
Như đã nói trên, nguyên nhân gây hạch đó là bị viêm và nóng sốt. Bởi vậy, nếu các trường hợp hạch mọc sau gáy là lành tính thì bạn không nên lo lắng vì khi hết bệnh thì tự khắc các hạch này sẽ chìm và không còn sưng tấy, đau nhức nữa.
Còn các trường hợp sau bệnh mà hạch vẫn còn sưng, đau và mẩn đỏ thì để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kịp thời điều trị.
Đối với trẻ em bị nổi hạch sau gáy
Trẻ em là đối tượng dễ bị nổi hạch nhất vì sức đề kháng yếu và dễ bị bệnh tật. Như vậy, cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc con tốt nhất. Nếu con bị hạch bạn không nên tự ý điều trị tại nhà bằng thuốc tự mua mà cần đến ý kiến của các chuyên gia.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã có những kiến thức cơ bản về hạch và có cách chăm sóc sức khỏe cả nhà tốt hơn. Các biện pháp như tiêm phòng, tiêm vacxin cho trẻ theo độ tuổi khác nhau và cách tăng cường sức miễn dịch với bệnh tật. Đồng thời, để đảm bảo an toàn, chúng ta cần giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đề phòng các bệnh viêm nhiễm hiệu quả. Điều này sẽ giảm tối thiểu nguy cơ bị nổi hạch và gây nên bệnh nặng khó chữa trị.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....